Tập trung thúc đẩy tăng năng suất và hỗ trợ đổi mới, sáng tạo

15:50 24/11/2017
Ngày 24-11, tại  Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với tổ chức hỗ trợ phát triển Ai-Len (Irish Aid) tổ chức hội thảo Năng suất và đổi mới sáng tạo của nền kinh tế Việt Nam: Phát hiện từ nghiên cứu thực chứng. 

Theo ban tổ chức, giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã khai thác nhiều nguồn lực “cổ điển” như vốn, tài nguyên, lao động rẻ để phát triển kinh tế theo mô hình chiều rộng, dẫn đến cạn kiệt nguồn lực cũng như chất lượng tăng trưởng không cao, thiếu bền vững. 

Nếu tiếp tục xu hướng này sẽ dần đến nguy cơ lạc hậu, ô nhiễm môi trường và mất sức cạnh tranh về lâu dài, tụt hậu ngày càng xa so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa so với khu vực. 

Chất lượng nguồn nhân lực chưa thật sự là động lực của tăng trưởng năng suất lao động. Tỷ lệ lao động trẻ chưa qua đào tạo rất lớn, là rào cản đối với mục tiêu tăng năng suất lao động của Việt Nam. 

Các chuyên gia nhận định, Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. 

Các chuyên gia nhận định, Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Từ đó, các cơ quan nghiên cứu đã khuyến nghị Chính phủ cần tăng tốc cải cách, sắp xếp, đổi mới DN nhà nước một cách hiệu quả, quyết liệt. 

Ngoài ra, cần tập trung cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh để phục vụ DN. Dự kiến, nếu nếu làm tốt mục tiêu trên thì có thể tăng 10% sản lượng của nền kinh tế thông qua tăng năng suất. 

Theo tính toán, nếu tăng 2% năng suất xủa DN nhà nước thì sẽ tăng được 1,14% GDP và 2,26% sản lượng công nghiệp và 1,15% sản lượng xuất khẩu. Yêu cầu tăng trưởng nhanh cũng đòi hỏi sự tham gia tích cực và rộng rãi của khu vực kinh tế tư nhân với lực lượng DN nhỏ và vừa là nòng cốt. 

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu các DNNVV đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ mới, hiện đại sẽ làm tăng năng suất các nhân tố tổng hợp thêm 25%. Riêng về vấn đề đổi mới, sáng tạo đang trông đợi vào nhận thức và sự chủ động phát huy lợi thế, trí tuệ, bản lĩnh của giới chủ DN.

Lưu Hiệp

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文