Thách thức lớn cho Doanh nghiệp Tôn Thép Việt Nam khi tăng thuế suất MFN

19:01 10/09/2019
Các doanh nghiệp tôn thép Việt Nam đang đối mặt với giai đoạn rất khó khăn, không chỉ bị ảnh hưởng bởi các rào cản thương mại ở các quốc gia mà còn phải đối mặt với tình trạng thép nhập khẩu từ Trung Quốc có chất lượng kém đội lốt hàng Việt Nam được bán tràn lan trên thị trường nội địa với giá rất rẻ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các ngành sản xuất trong nước, nhiều doanh nghiệp nội địa bị thiệt hại, thậm chí là thua lỗ.


Bộ Tài chính đã có công văn số 8745/BTC-CST xin ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 125/2017/NĐ-CP. Theo đó, nội dung kiến nghị của Bộ Tài chính tại trang số 23 của công văn đề cập “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang làm dấy lên lo ngại về việc thép giá rẻ Trung Quốc có thể lan tràn vào Việt Nam, kéo theo giá thép trên thị trường giảm mạnh. Điều này khiến nhà máy sản xuất thép lớn nhất Việt Nam đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch triển khai lò cao số 3. 

Việt Nam nhập khẩu hơn 8 triệu tấn cuộn cán nóng mỗi năm, 40% trong số đó là nhập từ Trung Quốc. Nếu không có thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng, thép cán cuộn giá rẻ sẽ từ Trung Quốc tiếp tục tràn vào Việt Nam gây bất ổn thị trường thép Việt Nam”. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế suất MFN đối với thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 từ 0% lên 5%.

Nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh như hiện nay, việc này có thể tác động tới thị trường thép Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành sản xuất thép thành phẩm. Hiệp hội thép Việt Nam đã có công văn khẩn gửi Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Phòng Công nghiệp và Thương mại VN kiến nghị Bộ Tài chính không điều chỉnh thuế MFN đối với nhóm thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 từ 0% lên 5%, đồng thời chưa áp dụng bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào đối với mặt hàng thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 nói chung, vì những lý do:

Thứ nhất, tăng thuế suất MFN không làm hạn chế mà còn gia tăng sản lượng thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.

Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia Hiệp định ACFTA nên thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% theo hiệp định này. Những quốc gia cung cấp thép cuộn cán nóng cho Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn như: Ấn Độ, Đài Loan, Brazil,… không có FTAs với Việt Nam nên sẽ chịu thuế MFN và đương nhiên không thể cạnh tranh lại với Trung Quốc. 

Như vậy, nếu thuế suất MFN 5% được thông qua thì lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ chiếm tỷ trọng ít nhất 70-80% tổng lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu vào Việt Nam.

Thứ hai, tăng thuế suất MFN làm ngành sản xuất cán nguội, tôn mạ và ống thép thêm khó khăn.

Các doanh nghiệp bị hạn chế nguồn cung trong khi sản lượng sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện nay tất cả các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ đều phải nhập khẩu thép cán nóng nhóm 72.08 làm nguyên liệu sản xuất vì công suất sản xuất nội địa vào khoảng 4 triệu tấn/ năm mới đáp ứng 30% nhu cầu. Nguồn cung nội địa khan hiếm và thực trạng chung là các doanh nghiệp chỉ mới tiếp cận được khoảng 10 – 13% nhu cầu, còn lại khoảng 90% đều phải nhập khẩu. 

Đồng thời, một số chủng loại sản phẩm yêu cầu chất lượng cao trong nước không sản xuất được. Việc tăng thuế suất MFN sẽ làm hạn chế nguồn cung nhập khẩu, làm cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam bất lợi so với doanh nghiệp cùng ngành ở các nước khác trong việc tiếp cận nguồn cung nguyên liệu đa dạng xuất xứ với giá cả, chất lượng hợp lý.

Giảm năng lực cạnh tranh do doanh nghiệp phải tìm nguồn cung mới ở thị trường mới mà đòi hỏi phù hợp cả về giá, chất lượng, tiến độ cung ứng hàng hóa không phải là chuyện dễ dàng. Thuế suất MFN còn tác động lên chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp, dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôn mạ Việt Nam với các nước khác ở cả thị trường xuất khẩu lẫn thị trường nội địa.

Hiện nay, giá thép cuộn cán nóng sản xuất nội địa đang cao hơn giá nhập khẩu CIF Việt Nam từ 15 – 20 USD/tấn, tương ứng từ 3% - 4%. Nếu tăng thuế suất MFN thêm 5% thì giá nguyên liệu trung bình tại Việt Nam cao hơn giá thế giới từ 8% - 9%, giá thành phẩm cũng tăng tương ứng. Như vậy các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ Việt Nam không thể xuất khẩu được, ở thị trường trong nước cũng không cạnh tranh được với hàng tôn màu nhập khẩu đang có mức thuế suất MFN 5%.

Chính sách thuế không còn hỗ trợ ngành sản xuất tôn mạ trong nước. Cụ thể, thuế suất MFN đối với tôn màu là 5%, nếu tăng thuế suất MFN đối với thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 (nguyên liệu sản xuất tôn mạ kẽm phủ màu, tôn mạ lạnh phủ màu) từ 0% lên 5% thì thuế suất của nguyên liệu bằng với thuế suất của thành phẩm, điều này không phù hợp với nguyên tắc thuế nhập khẩu tăng dần từ nguyên liệu thô đến thành phẩm.

Thứ ba, doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước đang có nhiều thuận lợi về thị trường tiêu thụ, chưa cần thiết phải tăng thuế suất MFN để hỗ trợ.

Thông thường việc tăng thuế suất MFN đối với một loại sản phẩm cần đảm bảo 2 yêu cầu chính: (1) trong nước đã sản xuất được loại sản phẩm đó; (2) năng lực sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu trong nước đối với loại sản phẩm đó. 

Tuy nhiên hiện nay Việt Nam chỉ mới sản xuất được một vài mặt hàng thép cuộn cán nóng trong nhóm 72.08, nhiều mặt hàng nhiều doanh nghiệp trong nước có nhu cầu và vẫn phải nhập khẩu. Kể cả khi dự án Dung Quất cho ra sản phẩm thì cũng chỉ mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu nội địa.

Dư địa thị trường trong nước còn cao, đồng thời thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 của Việt Nam sản xuất đáp ứng tiêu chí xuất xứ xuất khẩu do đó tiềm năng tiêu thụ ở thị trường nước ngoài của thép cuộn cán nóng Việt Nam là rất lớn.

Thứ tư, tăng thuế suất MFN làm giảm khả năng cạnh tranh của đa số doanh nghiệp sản xuất tôn mạ, có thể làm thị trường HRC nội địa bị xáo trộn và tác động tiêu cực đến định hướng phát triển của ngành thép Việt Nam.

Việc tăng thuế suất MFN làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thép cán nguội, tôn mạ và ống thép dùng nguyên liệu thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 nhập khẩu. Trong khi một vài doanh nghiệp vừa sản xuất thép cuộn cán nóng vừa sản xuất tôn mạ sẽ không phải chịu tác động từ việc tăng thuế MFN, dẫn đến giảm tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường, tạo cơ hội cho độc quyền, gây bất lợi cho người tiêu dùng.

Với đặc thù ngành thép Việt Nam phát triển từ hạ nguồn lên thượng nguồn. Trước tình hình thị trường hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thép cán nguội, tôn mạ và ống thép còn đang khó khăn, việc tăng thuế MFN sẽ khiến cho các nhà sản xuất này càng khó tồn tại trên thị trường.

Do đó việc tăng thuế suất MFN là chưa phù hợp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ và ống thép. Các doanh nghiệp cần những quyết sách đúng đắn và nhất quán từ các Bộ, ngành để tháo gỡ những khó khăn và những rào cản của thị trường để tạo môi trường bình đẳng, minh bạch và lành mạnh cho cộng đồng doanh nghiệp, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển.

PV

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế rà soát, báo cáo rõ các hạn chế, bất cập trong các quy định hiện hành về quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng; xác định rõ những vấn đề còn chưa chặt chẽ, sơ hở, dễ bị lợi dụng, thao túng để làm trái quy định.

Căn nhà tạm của gia đình ông K Srai (SN 1952), ở bon Ting Wel Đơm, xã Đắk Nia, TP Gia Nghĩa (Đắk Nông), sau nhiều năm không được tu sửa đã dột nát, chỉ còn chức năng che nắng, không ngăn được mưa. Giờ đây mọi chuyện đã khác...

Ngày 28/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đã tạm giữ hình sự Vũ Văn Huân (SN 1966), trú tại TP Gia Nghĩa và Ngô Minh Truyền (SN 1998), trú tại huyện Đắk Song, để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Chiều 28/5, trong phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương), đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Lộc An mức án từ 12-13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cảnh báo về việc xuất hiện một văn bản giả mạo danh nghĩa của Hiệp hội và lãnh đạo Hiệp hội nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân và doanh nghiệp.

Ngày 28/5, ông Phạm Văn Trinh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Phước cho biết, UBND tỉnh đã nhận được kiến nghị của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (gọi tắt là Công ty Sơn Hải) liên quan đến gói thầu Dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, trong đó có kiến nghị chấm thầu lại.

CLB bóng bàn Công an nhân dân T&T (CAND T&T) đã kết thúc hành trình tại Giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân lần thứ 43 năm 2025 với 3 Huy chương Vàng và 3 Huy chương Đồng. Bóng bàn CAND  đã vượt thành tích giải năm ngoái (2 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc). Một thành tích lịch sử nếu biết rằng CLB CAND T&T mới thành lập vào năm ngoái. Đằng sau những thành tích đặc biệt ấy có những câu chuyện ít biết.

Trong cơn lốc sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, ngày càng nhiều bạn trẻ bất chấp nguy hiểm, liều lĩnh quay video mạo hiểm để câu view, dẫn đến những tai nạn đau lòng. Mạng xã hội là cơ hội, nhưng cũng là cái bẫy nếu thiếu kỹ năng, thiếu nhận thức. Những cú nhảy để nổi tiếng, những thử thách “gây sốc” đang trở thành canh bạc sinh tử, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh toàn xã hội về trách nhiệm giáo dục, quản lý và xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn.

Vào lúc 21h tối qua (27/5), tại khu vực rừng thuộc huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang), Phòng Cảnh sát Hình sự phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và quần chúng nhân dân đã tóm gọn đối tượng gây ra vụ phóng hỏa cửa hàng phụ tùng xe máy Thành Phát, khiến cháy lan rộng thiêu rụi tổng số 6 căn nhà của các hộ dân tại tổ dân phố Mi Điền 2 vào rạng sáng ngày 26/5.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.