Thanh Hà "đắng" mùa vải thiều

15:15 24/06/2010
Mọi năm, cứ đến mùa vải, cả huyện Thanh Hà (Hải Dương) tấp nập khách thập phương và thương lái đến mua vải thiều. Nhưng năm nay, vùng đất này đìu hiu vì mất mùa vải. Ngay cả cây vải Tổ hơn 200 năm tuổi cũng không kết trái. Bao công lao chăm bón của người nông dân giờ đều nhận được kết quả... "trắng tay".

Những vườn vải ngăn ngắt một màu xanh nhưng tịnh không thấy sắc đỏ của vải chín. Thi thoảng lắm mới thấy vài ba chùm vải lấp ló giữa bạt ngàn lá. Đường vào thôn Thanh Xá, xã Thanh Hà vắng vẻ, không có cảnh tấp nập lái buôn nườm nượp về mua thầu cả vườn vải như những năm trước.

Vải Thanh Hà chín đến đâu, hết đến đấy. Thương lái còn mang cả xe tải loại nhỏ về để mua vải và vận chuyển vào các tỉnh phía Nam. Suốt dọc trục đường vào huyện qua các xã Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Xá, thi thoảng chúng tôi mới thấy có người ngồi bán lẻ. Các điểm thu mua vải cũng ít hơn hẳn.

Tìm vào nhà anh Hoàng Văn Chuyến, xóm 5, xã Thanh Xá, chúng tôi được anh cho biết, dù đã dùng mọi biện pháp "kích" cho vải ra hoa, đậu quả, nhưng cũng chả thu được kết quả. Vườn vải nhà anh Chuyến rộng 5.000m2 với 100 gốc vải 15 năm tuổi trung bình mỗi năm cho thu hoạch gần chục tấn vải. "Năm nay, hầu như chỉ đủ ăn và biếu người thân, bán lẻ cũng chả có", anh Chuyến buồn rầu. Vùng trọng điểm trong quy hoạch trồng vải thiều của đất Thanh Hà như Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Xá… vắng hiu hắt.

Anh Lê Văn Tám ở xã Tân Việt cũng có hơn 100 gốc vải, nhưng đắng lòng khi bao công lao chăm sóc, chỉ có vài ba gốc có quả. Những cây còn lại càng bón càng xanh, nhưng chỉ có lá xanh non, tịnh không ra hoa, kết quả. Nhiều gia đình ở xã Thanh Xá cũng đều rơi vào cảnh "trắng tay" vụ vải thiều năm nay.

Mất mùa, nhưng giá vải cũng không cao. Anh Chuyến cho biết, đầu tháng 5, giá vải dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg nhưng thời điểm này, giá vải chỉ từ 8.000 - 10.000 đồng/kg, thấp hơn cả năm 2009. Theo anh Chuyến, năm 2008, cả huyện Thanh Hà trúng mùa vải đậm, nhưng giá bán lại chỉ được 2.000 - 4.000 đồng/kg.  Năm 2009, giá có nhích lên được 5.000 - 6.000 đồng/kg thì giá phân bón, đầu vào lại tăng mạnh. Vì vậy, nhiều hộ gia đình đã chặt bỏ cây vải vì giá trị kinh tế không cao. Tỷ lệ các hộ bỏ cây vải để trồng các loại cây ăn trái khác như đu đủ, ổi… ngày càng nhiều.

Nông dân đắng lòng vì mất mùa vải.

Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Bá Định, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thanh Hà cho biết, nguyên nhân mất mùa vải là do thời tiết năm nay thất thường, đến thời kỳ cây vải ra hoa, thì thời tiết lại ấm, nóng, khiến tỷ lệ ra hoa trên toàn huyện chỉ đạt 10-15%. Trong khi đó, thời kỳ đậu quả lại gặp mưa phùn, nên tỷ lệ đậu quả không cao, lại ảnh hưởng đến mẫu mã, chất lượng quả vải.

Theo ông Định, toàn vùng Thanh Hà đã quy hoạch hơn 5.000ha trồng vải, trong đó, gần 4.000ha trồng vải thiều chính vụ. Trung bình mỗi năm, diện tích vải thiều này cho sản lượng trên 30.000 tấn vải. Nhưng năm nay, cả huyện thu về chưa đầy 3.000 tấn...

Diện tích vải thiều của Thanh Hà đang ngày một giảm. Theo ông Định, trung bình mỗi năm, diện tích vải giảm từ 100-150ha. Đứng trước nguy cơ ngày càng nhiều người dân "quay lưng" lại với cây vải thiều, UBND huyện Thanh Hà đã triển khai nhiều biện pháp để giữ ổn định chất lượng quả vải Thanh Hà, giữ ổn định vùng trồng vải theo quy hoạch, tổ chức hội chợ vải nhằm xúc tiến thương mại… nhưng kết quả hầu như không có sức hấp dẫn với người nông dân. Thêm một mùa vải đắng, nếu cứ tiếp diễn tình trạng này, một ngày không xa, nỗi lo mất đi một thương hiệu vải nổi tiếng không phải là viển vông

Chi Linh

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tuyển dụng việc làm tăng cao, cùng với đó nhu cầu tìm việc làm cũng tăng, nhất là đối với những lao động muốn tìm kiếm việc làm thời vụ để có thêm tiền trang trải dịp Tết. Nắm bắt được tâm lý của người lao động, các đối tượng lừa đảo đã dùng nhiều hình thức tinh vi để lôi kéo, dụ dỗ.

Tính từ đầu năm đến nay, nhờ xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được giữ vững ổn định, hoạt động giao thông thông suốt. Không xảy ra ùn tắc, đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng. Thế nhưng, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh bày tỏ: “Xử lý vi phạm nhiều mà tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi còn trăn trở lắm”.

Mặc dù việc vỡ hụi diễn ra ở nhiều nơi đã được cơ quan Công an và báo đài đăng tải thông tin cảnh báo, nhưng không ít người vẫn mất cảnh giác, đặt lòng tin quá mức vào chủ hụi, khiến không ít người rơi vào tình cảnh khó khăn, mất tiền.

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文