Thêm lo lắng về nguồn cung Ethanol khi các dự án vẫn đắp chiếu

09:47 01/09/2017
Còn 4 tháng nữa, việc “xóa sổ” xăng truyền thống để phổ biến xăng E5 sẽ chính thức bắt đầu, nhưng cho đến nay, phương án khởi động lại các dự án nhiên liệu sinh học “đắp chiếu” vẫn đang rất chậm, dù cần khoảng 1/4 lượng ethanol để phối trộn đang trông đợi vào việc khởi động lại các dự án này.


Theo báo cáo về các dự án “đắp chiếu” do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gửi Bộ Công Thương, chưa nhà máy nhiên liệu sinh học nào có tín hiệu sáng sủa. Có nhiều chuyển động nhất là Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất, với mục tiêu khởi động vận hành lại nhà máy trong năm 2017 để có sản phẩm từ 1-1-2018, cùng lúc với thời điểm phổ biến xăng E5. ưTuy nhiên, hiện các cổ đông của Công ty cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung (BSR-BF, chủ đầu tư của nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất) là Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) vẫn chưa thống nhất với kế hoạch vận hành sản xuất kinh doanh do BSR-BF xây dựng.

BSR cho rằng phương án vận hành lại tính theo bộ giá Nexant có độ tin cậy cao hơn so với bộ giá căn cứ trên kinh nghiệm của BSR-BF, và căn cứ theo cách tính đó thì phương án vận hành lại dự án không có hiệu quả. PVOil không có kiến nghị cụ thể về 2 cách tính này.

Nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước.

Một phương án khác được tính đến là hợp tác với Công ty TNHH Điện hơi công nghiệp Tín Thành. Đoàn công tác của công ty này đã khảo sát làm việc với BSR/BSR-BF về phương án hợp tác vận hành nhà máy. Ngày 11-8, Tổng Giám đốc PVN cũng đã chủ trì làm việc với Tín Thành, nhưng còn một số vướng mắc liên quan đến khắc phục hệ thống xử lý nước thải và tỷ lệ chia lợi nhuận. PVN đang yêu cầu các đơn vị tiếp tục trao đổi với đối tác.

Phương án Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) nhận lại nhà máy để khởi động vận hành, đồng thời khắc phục hệ thống xử lý nước thải đang được PTSC nghiên cứu, nhưng đánh giá sơ bộ là khó khả thi.

Một phương án đáng lưu ý khác là hợp tác với Công ty Tùng Lâm – đơn vị đang vận hành 2 nhà máy nhiên liệu sinh học duy nhất đang hoạt động tại Việt Nam, thì lại chưa được các cổ đông BST và PVOil cho ý kiến. Theo phương án này, Tùng Lâm sẽ tư vấn hỗ trợ chủ đầu tư khởi động lại nhà máy, tư vấn giải pháp tối ưu vận hành, xử lý nước thải, còn thực chất vẫn là chủ đầu tư tự vận hành. Tuy nhiên, các cổ đông sẽ phải góp vốn bổ sung để vận hành lại. Số vốn cần năm 2017 là 27,79 tỷ đồng và năm 2018 là 91,84 tỷ đồng.

Về khắc phục hoàn thiện hạng mục xử lý nước thải và các vướng ngày mắc của Hợp đồng EPC, thanh quyết toán dự án, theo kết quả buổi làm việc ngày 11-8 do Tổng Giám đốc PVN chủ trì, PTSC và chủ đầu tư đang hoàn thiện thiết kế xây dựng hồ cigar khắc phục hệ thống xử lý nước thải. Theo kế hoạch, việc xây hồ cigar sẽ hoàn thành trong tháng 12-2017 phục vụ công tác chạy thử, khởi động vận hành nhà máy.

Dự án nhiên liệu sinh học Bình Phước cũng đặt ra mục tiêu rà soát phương án để tái khởi động, vận hành nhà máy từ 1-1-2018, nhưng PVN chưa báo cáo thêm động thái cụ thể nào để triển khai việc này. Bên cạnh đó, phương án khác cũng đang được chuẩn bị, khi PVOil đã ký hợp đồng với Công ty CP Thẩm định giá miền Nam (SIVC) thực hiện thẩm định giá trị Công ty OBF (chủ đầu tư dự án) để tính đến việc thoái vốn. PVOil cũng đã ký hợp đồng với Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) lập phương án thoái vốn tại OBF và các phương án xử lý khác nếu việc thoái vốn không thành công để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trước 31-8-2017.

Dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ - dự án bê bết nhất, đang được nhóm nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục nghiên cứu hợp tác theo hướng tái cấu trúc và tiếp tục đầu tư để đưa nhà máy vào vận hành. PVOil đang triển khai việc định giá tài sản để làm cơ sở xây dựng phương án chuyển nhượng, thoái vốn.

Với những diễn biến này của các dự án nhiên liệu sinh học, việc đảm bảo nguồn cung ethanol để phối trộn sẽ tiếp tục là bài toán đau đầu của Bộ Công Thương. Trả lời PV Báo Công an nhân dân vào giữa tháng 7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết: Với lượng RON 92 cả nước đang tiêu thụ là 5,4 triệu m3/năm, cần khoảng 250.000 – 270.000m3 Ethanol/năm để thay thế. Hiện chỉ có hai nhà máy của Tùng Lâm đang hoạt động với công suất khoảng 200.000m3/năm, nguồn cung ethanol vẫn thiếu khoảng 50.000 – 70.000m3, trông đợi vào khởi động lại nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất và Bình Phước.

Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng, lộ trình phổ biến E5 cũng là một động thái “cứu” các nhà máy đắp chiếu. Tuy nhiên, xem ra chưa chắc các nhà máy đang tận dụng được chiếc “phao cứu mạng” này, vì những vấn đề nội tại chồng chất. Nếu 2 nhà máy này khởi động không thành công, hẳn sẽ phải tính đến nguồn nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa nhập 1 lít ethanol nào, nên cũng chưa rõ các đầu mối tính toán ra sao.

Tại Nghị quyết phiên họp tháng 7 vừa qua, Chính phủ cũng đã phân công Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn, tổng công ty, các dự án, công trình đầu tư không hiệu quả, thất thoát lớn, thua lỗ kéo dài; đẩy nhanh tiến độ xử lý cơ bản 12 dự án thua lỗ, nhất là 5 dự án của ngành dầu khí (trong đó có 3 dự án nhiên liệu sinh học này) trong năm 2017.

Vũ Hân

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025, Chi Cục Thuế khu vực 13 (trước đây là Cục thuế tỉnh Lâm Đồng) đã có thông tin chính thức về việc bị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra của đơn vị có hành vi giả mạo trong công tác, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文