Thị trường Trung Đông “hút” lao động Việt
Thị trường lao động tại Trung Đông thực sự khởi sắc với việc tiếp nhận nguồn lao động khá lớn như UAE với 3.553 người, Bahrain 1.204 người, Ả rập Xê út 1.038, Libya 1.063 người… Ngoài ra, thị trường lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản cũng tăng đáng kể về số lượng lao động được tiếp nhận làm việc, cả hai quốc gia này tiếp nhận gần 2 nghìn người.
Huyện nghèo được ưu tiên
Nếu như trước đây, việc đào tạo, xúc tiến người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài được trải đều ở các địa phương thì từ cuối 2009, đầu 2010, xu hướng trọng tâm về tỉnh nghèo, huyện nghèo được tăng cường.
Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án hỗ trợ huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020, hiện Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với Sở LĐ-TB&XH các tỉnh như Sơn La, Bình Định, Ninh Thuận, Kon Tum… tư vấn và tuyển chọn cho lao động thuộc 9 huyện nghèo của các tỉnh này được đi làm việc tại nước ngoài (trong đó có thị trường Nhật Bản, UAE, Ả rập Xê út). Việc tư vấn và tuyển lựa lao động tại các huyện nghèo thực sự là điểm nhấn nhằm hiện thực hóa chương trình hỗ trợ thoát nghèo tại 62 huyện trong cả nước.
Qua rà soát tại 43 huyện nghèo thuộc 16 tỉnh, số lượng lao động nghèo được đi nước ngoài làm việc tăng đáng kể. Thống kê chưa đầy đủ, đến nay có gần 6 nghìn lao động tại 43 huyện được đăng ký đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có gần 5 nghìn lao động đã trúng sơ tuyển. Hiện, đã có 1.720 lao động chính thức ra nước ngoài làm việc, số lao động đã đào tạo xong đang làm thủ tục xuất cảnh, sẽ ra nước ngoài trong thời gian tới. Theo kế hoạch, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục thực hiện tiếp tại 19 huyện nghèo trong thời gian tới.
Thị trường Trung Đông chủ yếu hút lao động xây dựng công trình. |
Tiềm năng thị trường Trung Đông
Nếu như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn được cho là "màu mỡ" với lao động Việt thì dù tại Trung Đông có phần "lắng" hơn, song những khởi sắc tại đây đang cho thấy tiềm năng thực sự. Chẳng hạn tại Qatar, đây là một trong 6 quốc gia vùng Vịnh, dân số chỉ khoảng 1,4 triệu người, đứng thứ 148 trên thế giới, song GDP bình quân đầu người/năm của quốc gia này đã đạt 70.000USD, tức cao gấp 70 lần Việt Nam.
Hầu hết lao động Việt
Tại UAE, cũng là quốc gia vùng Vịnh, dân số khoảng 5,4 triệu người, GDP bình quân đầu người khoảng 50.000USD. Hiện đã có 64 doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta đưa lao động sang quốc gia này làm việc, số lượng lao động Việt Nam đang làm theo hợp đồng khoảng 9,5 nghìn người (xây dựng, cơ khí, đóng tàu, dịch vụ, điện lạnh, thủy sản... thu nhập khoảng 245 USD/tháng đối với lao động phổ thông và 300 USD/tháng đối với lao động có nghề).
Còn tại Ả rập Xê út, Việt
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải tham gia giám sát
Một trong những vấn đề đáng chú ý là hiện tượng lao động Việt
Cùng với đó, việc tăng cường kiến thức, kỹ năng cho lao động nữ nhằm hạn chế những tổn thương khi làm việc tại nước ngoài cũng được chú ý thực hiện. Trong khuôn khổ các hoạt động của dự án "Tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài", những kiến thức về giới, liên hệ với thực tế về cách nhìn nhận trong lĩnh vực truyền thông đối với lao động nữ... được cho là những trang bị thiết yếu