Thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao - Bài toán khó!

10:53 02/07/2020
Trong làn sóng dịch chuyển dòng vốn FDI, Việt Nam đang là một điểm đến được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, để hút được dòng vốn chất lượng cao đảm bảo được các mục tiêu đề ra thì vẫn là bài toán còn bỏ ngỏ, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới.

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho thấy, tính đến ngày 20/6/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2020 đạt 15,67 tỷ USD, bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2019. 

Cụ thể, có 1.418 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 8,44 tỷ USD. Về vốn điều chỉnh, có 526 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 3,7 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ.

Một số dự án điển hình trong 6 tháng đầu năm nay là: Dự án Nhà máy dệt kim tại khu công nghiệp Texhong Hải (Hồng Kông), vốn đầu tư 214 triệu USD với mục tiêu sản xuất vải dệt kim tại Quảng Ninh; Dự án Nhà máy sản xuất của USI tại Việt Nam (Trung Quốc), vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu sản xuất bản mạch điện tử thiết bị đeo được tại Hải Phòng; Dự án Nhà máy Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam (Nhật Bản), vốn đầu tư 48,8 triệu USD với mục tiêu sản xuất bộ dây diện dùng cho xe ôtô tại Vĩnh Long. 

Cơ hội của Việt Nam trong đón dòng vốn đầu tư nước ngoài chuyển dịch là rất lớn.

Bên cạnh đó là dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD; Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ… Theo Bộ KH&ĐT, vốn đầu tư tăng là do trong 6 tháng năm 2020 có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD (chiếm 47,4% tổng vốn đăng ký mới).

Nhìn nhận về dòng vốn FDI trong thời gian qua, ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (Tổng cục thống kê) cho rằng, theo đánh giá của các chuyên gia, đang có dòng FDI dịch chuyển vào Đông Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trên thực tế, vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng đều nhưng chưa phát hiện thấy sự thay đổi đột biến nào, kể cả số liệu đầu tư của từng quốc gia. 

Các doanh nghiệp FDI đang hưởng lợi lớn từ các chính sách ưu đãi của Việt Nam như: Thuế, đất đai, nhân công giá rẻ, nhưng nhiều nước khác cũng có lợi thế như Việt Nam nên nhà đầu tư nước ngoài có nhiều lựa chọn. Ngoài ra, việc chuyển hướng đầu tư từ nước này sang nước khác không đơn giản, doanh nghiệp sẽ phải xem xét chi phí cơ hội, tài sản, ưu đãi… để lựa chọn. Đặc biệt, quá trình chuyển dịch nếu có cũng mất từ 2-5 năm, do chuỗi cung ứng toàn cầu đã hoàn thiện nên không thể chuyển ngay.

TS.Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cũng cho rằng, xu hướng dịch chuyển toàn cầu đang diễn ra, trong đó có một phần từ Trung Quốc sang, tuy nhiên trên thực tế thì vẫn chưa phải như vậy. Nguyên nhân cũng rất đơn giản bởi không thể “bốc” một nhà máy từ nơi này sang nơi khác trong một thời gian ngắn, mà còn liên quan đến rất nhiều thủ tục khác. Do đó, trong năm 2020 thì không chắc là dòng vốn từ Trung Quốc sẽ chuyển ngay sang Việt Nam.

Nhìn nhận từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse cho rằng, đón được dòng vốn dịch chuyển là điều tốt, theo đó cả chuỗi cung ứng mình có thể tiếp nhận và tham gia vào được. Tuy nhiên, việc dịch chuyển cả một nhà máy là rất khó. Trong khi các công ty trên toàn cầu co cụm vì dịch bệnh, việc mở thêm các nhà máy ở Việt Nam cũng là điều khó. Do vậy, cái dễ nhất mà Việt Nam có thể đón chính là dịch chuyển đơn hàng sang sản xuất ở Việt Nam.

Có thể thấy, cơ hội của Việt Nam trong đón dòng đầu tư nước ngoài chuyển dịch là rất lớn. Tuy nhiên, làm sao để hút vốn FDI chất lượng, đảm bảo được các mục tiêu đề ra trong thu hút nguồn vốn này, đó là bài toán cho Việt Nam trong giai đoạn tới. 

TS. Phan Hữu Thắng cho rằng, để hút được dòng vốn này một cách thực sự, Việt Nam cần giữ vững được 3 mục tiêu nhất quán và lâu dài trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Đó là phát triển kinh tế - xã hội đất nước hùng mạnh; xây dựng nền kinh tế tự cường và đảm bảo an ninh, xã hội, quốc phòng của đất nước và văn hóa dân tộc.

Lưu Hiệp

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

Sau gần 1 đêm nỗ lực tìm kiếm du khách nước ngoài đi lạc tại rừng Quốc Gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Sa Pa phối hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tìm và đưa thành công ông Bryan Hanselman về địa điểm an toàn.

Hơn 2 năm kể từ khi nhận được phát động và thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”, đến nay, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận đỡ đầu 42 trẻ mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 5/11, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã xử phạt Công ty TNHH Bệnh viện Mary (số 166A đường Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú) số tiền 95 triệu đồng; đình chỉ hoạt động cơ sở này trong thời hạn 3 tháng; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (KCB) của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở trong thời hạn 2 tháng; buộc cơ sở này tháo gỡ, tháo dỡ, xóa nội dung quảng cáo chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện.

Ngày 5/11/2024, Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết đã phối hợp với UBND phường Tiến Thành tổ chức cho anh Trần Văn T., (SN 1986, thường trú xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài) xin lỗi công khai Đội Cảnh sát giao thông Công an TP Đồng Xoài, do đã có hành vi xúc phạm, lăng mạ bằng lời nói đối với người thi hành công vụ.

Từ đêm qua đến sáng nay (5/11), tại TP Đà Nẵng có mưa lớn kéo dài gây ngập cục bộ trên nhiều tuyến đường, có đoạn ngập sâu gần 1m khiến người dân và phương tiện không thể lưu thông. Lực lượng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã lập nhiều điểm chốt chặn một số tuyến đường bị ngập sâu, sạt lở núi để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文