Thủ tục bảo hiểm nhiêu khê khiến ngư dân gặp khó

09:10 28/11/2019
Hằng năm, vào giai đoạn này nhiều làng biển Quảng Bình lại tấp nập tàu thuyền ra sóng vào bờ. Ngư dân hăng say đánh bắt để chuẩn bị tích trữ một phần thủy hải sản cho tết âm lịch sắp về, song năm nay, đến nhiều làng biển chúng tôi thấy ngư dân thấp thỏm lo âu, buồn phiền, còn hàng loạt tàu thuyền nằm gối bãi.

Bức tranh buồn ở các làng biển một phần do thiếu nhân công đi biển mà chúng tôi từng phản ánh, bên cạnh đó, nhiều yếu tố về tàu thuyền đóng mới, vấn đề liên quan đến bảo hiểm, vay vốn ngân hàng, giá cả thủy hải sản xuống thấp… đang vắt kiệt sức nhiều ngư dân.

Trước hết phải khẳng định chủ trương hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân mà Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) của Chính phủ “Về một số chính sách phát triển thủy sản” đưa ra là rất đúng đắn, nhân văn.

Đây được xem như chiếc đòn bẩy tiếp thêm sức mạnh cho hàng vạn ngư dân vươn khơi bám biển, vừa phát triển kinh tế đất nước, vừa góp công sức giữ gìn biển cả thiêng liêng của Tổ quốc. Song trong quá trình triển khai thực hiện, ngư dân đóng tàu mới, tàu lớn ở hầu hết các địa phương theo Nghị định 67 trong cả nước nói chung, Quảng Bình nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn.

Các bộ ngành và địa phương cần sớm phối hợp tháo gỡ khó khăn, để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển.

Nguyên nhân dẫn đến hàng loạt tàu đóng theo Nghị định 67 hoạt động không hiệu quả có nhiều yếu tố. Trong đó, việc thiết kế tàu cá vỏ thép chưa phù hợp với hoạt động sản xuất của ngư dân dẫn đến việc phải điều chỉnh nhiều lần, chất lượng một số tàu chưa đảm bảo. Quy định của bảo hiểm về bồi thường ngư lưới cụ cho ngư dân còn bất cập.

Theo đó, bảo hiểm chỉ bồi thường ngư lưới cụ với trường hợp cả tàu cá lẫn ngư lưới cụ bị chìm hoặc mất tích. Trong khi thực tế, nhiều ngư dân bị mất ngư lưới cụ do thiên tai, do sự cố và con tàu vẫn còn trở về đất liền.

 Trước những khó khăn, vướng mắc của ngư dân, ông Lê Minh Ngân-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình ký báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình sản xuất của các tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 khẳng định: Nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Bình hoạt động bị lỗ vốn, khó có khả năng trả đủ nợ cho ngân hàng. thực hiện việc đóng tàu mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, tỉnh Quảng Bình phê duyệt và triển khai hoàn thành đóng mới 88 tàu cá. Trong đó có 56 tàu vỏ gỗ, 1 tàu vỏ composite, 31 tàu vỏ thép.

Qua tìm hiểu ở các ngân hàng thương mại tỉnh Quảng Bình cho ngư dân vay vốn đóng tàu, chúng tôi được biết, hiện tại tỉnh Quảng Bình có 29 tàu cá hoạt động cơ bản có hiệu quả, trả nợ bình thường, chiếm 33%. 36 tàu cá hoạt động hòa vốn, chiếm 41%, còn 23 tàu cá hoạt động lỗ, trả nợ chưa đúng kỳ hạn cam kết, chiếm 26%.

Ngư dân Trương Ngọc Tú ở xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới cho biết: Sau khi có Nghị định 67, gia đình anh vay mượn đóng con tàu vỏ thép mang số hiệu QB 91568 TS trị giá hơn 16 tỷ đồng.

Chỉ mới hơn một năm sử dụng, song nhiều bộ phận trên tàu đã bị hư hỏng. Con tàu bị tróc sơn, nhiều tấm sắt gỉ sét, hiện con tàu của gia đình đang phải nằm bờ nhiều ngày qua.

Anh Trương Ngọc Tú tâm sự: “Ngư dân bị mất lưới nhiều lắm, báo với ngân hàng và bảo hiểm nhưng bên bảo hiểm họ không chịu đền bù, họ bảo anh mất lưới thì anh tự lo chịu. Rất khó cho ngư dân khi ngoài biển hàng ngàn tàu bè qua lại, tàu hàng đi qua cũng cắt lưới ngư dân. Rồi duy tu, bảo dưỡng cũng không có, ngư dân làm chưa đủ trả nợ thì làm sao mà có tiền bảo dưỡng tàu để đi biển lâu năm được. Chúng tôi cũng cố gắng làm trả nợ ngân hàng được ngày nào thì tốt ngày đó, cầm cự đã khó vì vướng nhiều cái khiến chúng tôi không thể vươn lên được”.

Qua tìm hiểu tại các làng biển, chúng tôi nhận thấy việc các tàu cá được đóng mới theo Nghị định 67 chưa phù hợp với việc sản xuất, đánh bắt của ngư dân là do: Bên cạnh việc đóng tàu lớn không đúng với thiết kế, hoặc chất lượng tàu không đảm bảo, nhiều ngư dân hiện còn gặp trở ngại rất lớn ảnh hưởng đến việc vươn khơi, bám biển là do việc ký kết các hợp đồng bảo hiểm và duy tu, bảo dưỡng tàu không đảm bảo, có nhiều bất cập.

 Nhiều ngư dân đóng tàu mới theo Nghị định 67 cho rằng: hiện các ngư trường truyền thống tàu thuyền trong và ngoài nước đi lại rất nhiều, nhiều tàu hàng trọng tải lớn đã kéo làm rách, mất lưới của ngư dân.

Nhưng khi ngư dân báo với ngân hàng vào bảo hiểm thì chỉ nhận được những cái lắc đầu kiểu “mất lưới, tàu hư do ngư dân gánh chịu”, nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do khi ngư dân vay vốn ngân hàng, các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm thường “bắt tay” nhau làm hợp đồng, còn ngư dân thường nhận tiền giải ngân về đóng tàu, và đi biển họ ít chú ý đến các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, nên phải chịu nhiều thiệt thòi khi xảy ra sự cố tàu chìm, tàu cháy, hỏng hóc hoặc mất ngư lưới cụ trên biển.

Thiết nghĩ để sớm tháo gỡ những khó khăn cho ngư dân, giúp đỡ ngư dân vươn khơi bám biển theo chủ trương đúng đắn, nhân văn của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và các địa phương cần sớm phối hợp, tìm kiếm giải pháp để những con tàu tiền tỷ của ngư dân không còn phải gối bãi, nằm bờ.

Sông Lam

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文