Thực thi các FTA sẽ giúp xuất khẩu hàng Việt tăng trưởng trong năm 2021

08:14 30/12/2020
Năm 2020, trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, nhưng xuất khẩu của của Việt Nam vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.

Bên cạnh đó, việc các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là CPTPP, EVFTA đi vào thực thi sẽ là nền tảng vững chắc cho việc doanh nghiệp (DN) tận dụng cơ hội, đẩy mạnh XK vào các thị trường tiềm năng. Các FTA này sẽ là lực đẩy cho xuất khẩu bền vững trong năm 2021.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong năm 2020, dịch COVID-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, hàng loạt ngành nghề sản xuất bị đình/hoãn, chậm trả, thậm chí dừng/hủy đơn hàng khiến DN lao đao.

Đứng trước bối cảnh này, nhiều giải pháp khơi thông các thị trường có chung đường biên giới đã được mở ra như việc tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng tìm kiếm đối tác, bạn hàng trong cả chiều cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào lẫn hướng đầu ra cho sản phẩm hàng hóa.

Chính vì vậy mà không ít lĩnh vực, ngành hàng đã tìm hướng đi và “thoát hiểm” từ các thị trường ngách, sản xuất các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch bệnh mà thị trường ngoài nước đang khan hiếm như: Khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ y tế… giúp xuất siêu không những được giữ vững mà còn lập nên kỳ tích mới. Đặc biệt, cơ cấu hàng hóa XK tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng XK thô, tăng XK sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp.

Đáng lưu ý, xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục 19,1 tỷ USD. Mức thặng dư năm 2020 cao hơn mức thặng dư năm 2019 (10,87 tỷ USD), cao hơn mức thặng dư năm 2018 (6,83 tỷ USD), gấp hơn 9 lần so mức thặng dư năm 2017 (2,11 tỷ USD) và gấp gần 11 lần so với mức thặng dư năm 2016 (1,78 tỷ USD).

Ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ (TCTK) cho biết, đóng góp vào sự bứt phá của kim ngạch XK có đóng góp rất lớn từ việc thực thi Hiệp định CPTPP, EVFTA. Trên thực tế, khi EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 thì kim ngạch XK của Việt Nam vào EU tăng lên đáng kể, trung bình, mức tăng khoảng 10-11% sau 3 tháng thực thi hiệp định EVFTA. 

Trong khi đó, so với các hiệp định khác, những năm đầu tiên, tỷ lệ DN tận dụng ưu đãi thuế quan chỉ chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 2-3%, nhiều là 8-9%. Điều đó cho thấy, dư địa để XK hàng hoá của Việt Nam vào EU là rất tốt, DN đã có sự chuẩn bị và tận dụng được cơ hội từ hiệp định. Theo đó, những ngành hàng như nông thuỷ sản, dày dép, dệt may… sẽ có lợi thế rất lớn trong năm 2021.

Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại ( Bộ Công Thương) cho biết, góp phần không nhỏ cho hoạt động XK năm 2020, là hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến. Theo đó, từ đầu năm đến nay, Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức thành công trên 50 hội nghị quốc tế trực tuyến và trên 500 phiên giao thương trực tuyến, phủ khắp 5 châu.

Thống kê sơ bộ, tổng số DN Việt Nam và nước ngoài được hỗ trợ kết nối trực tuyến là khoảng 100.000 lượt với đa dạng các mặt hàng như: Sản phẩm phòng dịch, nông sản, thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng, đồ trang trí nội, ngoại thất và vật liệu xây dựng, giày dép, sản phẩm thể thao.

Nhận định về xuất khẩu năm 2021, TS Lê Huy Khôi, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) và chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành đều cho rằng, trong năm 2021, các FTA sẽ tiếp tục là lực đẩy cho hoạt động XK của năm 2021.

Năm 2021, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch XK sẽ tăng khoảng 5% so với năm 2020 và cán cân thương mại tiếp tục duy trì vị thế xuất siêu. Để đạt được mục tiêu này, ông Trần Thanh Hải cho rằng, Bộ Công Thương xác định thể chế là khâu đột phá quan trọng; trong đó lưu ý tới hoàn thiện hệ thống thể chế xử lý, ứng phó với các vấn đề mới chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, phòng vệ thương mại và những tác động của dịch COVID-19 với cấu trúc chuỗi cung ứng.

Đồng thời, tập trung thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các FTA đã có hiệu lực để mở rộng thị trường XK, kiểm soát có hiệu quả nhập khẩu; đa dạng hóa thị trường và mặt hàng XK, cơ cấu lại các ngành hàng XK hiệu quả hơn để chinh phục đỉnh cao mới. Đặc biệt, việc tháo gỡ khó khăn cho DN vẫn là ưu tiên trọng tâm.

Tuy nhiên, bên cạnh sự hồi phục của các thị trường, các DN cần lưu ý tới hoạt động xúc tiến thương mại và tận dụng lợi ích từ Hiệp định EVFTA, nhất là thông qua quy tắc xuất xứ, hàng hoá có truy xuất nguồn gốc rõ ràng để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động XK.

Lưu Hiệp

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

Sáng 14/11, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin xung quanh việc mở rộng đấu tranh Chuyên án VN10, xử lý triệt để các đối tượng đã từng mua ma túy từ các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, các đối tượng liên quan tới cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文