Thương hiệu xe máy bị “ăn cắp” từ A đến Z

13:21 27/06/2006

Cứ mỗi khi có một dòng xe mới ra đời, không bao lâu sau trên thị trường đã xuất hiện những chiếc xe "hệt 100%", chỉ khác tên gọi. Honda là hãng bị vi phạm quyền sở hữu công nghiệp nhiều nhất vì đây là thương hiệu mạnh. Ngoài ra dòng xe Best của Suzuki, Jupiter của Yamaha cũng “được” làm nhái khá nhiều.

Hẳn chúng ta chưa quên câu chuyện về việc vi phạm quyền Sở hữu công nghiệp (SHCN) của Công ty M. đối với Công ty Honda. Khi cơ quan chức năng đến kiểm tra, xử lý các hộ kinh doanh, vận chuyển xe vi phạm, đơn vị này liền viết đơn tố cáo tới các tỉnh và tung tin thất thiệt cho báo chí, gây hoang mang dư luận và lực lượng thực thi.

Sự việc nghiêm trọng tới mức, Cục Quản lý thị trường phải tổ chức cuộc họp công khai với sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan để làm rõ việc Công ty M. vi phạm kiểu dáng xe Wave của Công ty Honda và vi phạm quy định đăng kiểm.

Nhưng cho đến thời điểm hiện nay, các cơ quan chức năng vẫn chỉ xử lý các hộ kinh doanh, vận chuyển xe máy vi phạm do Công ty M. lắp ráp, không xử lý đối với đơn vị sản xuất lắp ráp. Và Công ty M. vẫn thản nhiên lắp ráp chính kiểu xe đã bị cơ quan chức năng các tỉnh xử lý với quy mô ngày càng lớn, ngay giữa lòng Hà Nội.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), trong lĩnh vực sản xuất xe máy thì Honda bị vi phạm quyền SHCN nhiều nhất vì đây là thương hiệu mạnh. Không chỉ một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước mà một số liên doanh nước ngoài cũng làm nhái kiểu dáng, phụ tùng của Honda. Cứ mỗi khi có một dòng xe mới ra đời, không bao lâu sau trên thị trường đã xuất hiện những chiếc xe "hệt 100%", chỉ khác tên gọi. Dòng xe Best của Suzuki, Jupiter của Yamaha được làm nhái khá nhiều.

Mẫu mã, màu sơn, thậm chí tem nhãn cũng bị vi phạm quyền SHCN nghiêm trọng. Đánh cắp thương hiệu đối với xe máy xảy ra tràn lan, phổ biến trong nhiều năm qua, nhưng vì sao những đơn vị vi phạm vẫn tồn tại? Phải chăng chế tài xử lý của chúng ta chưa đủ mạnh?

Tảng băng chìm sao chưa bị xử lý?

Con số hơn 1.500 xe máy bị lập biên bản và xử phạt vi phạm kiểu dáng công nghiệp các sản phẩm của Honda Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đã chứng tỏ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng. Đã có 20 địa phương triển khai các hoạt động kiểm tra xe máy vi phạm quyền SHCN của Công ty Honda, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam (tại Lâm Đồng phát hiện 118 chiếc; Kiên Giang 134 chiếc, Bến Tre 304 chiếc, TP HCM hơn 400 chiếc).

Đặc biệt, lần đầu tiên một cơ sở sản xuất và lắp ráp xe máy vi phạm quyền SHCN của Honda bị phát hiện. Đó là chi nhánh của Công ty TNHH Đức Phương (Nam Định), đóng ở 450 đường Nguyễn Xiển, phường Long Thạch Mỹ, quận 9 (TP HCM) đã bị cơ quan chức năng bắt quả tang 5 dây chuyền lắp ráp xe máy đang hoạt động, sản xuất ra hàng trăm chiếc xe có kiểu dáng vi phạm SHCN với mẫu xe Wave, Future Neo, Wave RS.

Một chương trình quảng bá thương hiệu của Honda.

Mới đây, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long đã bắt giữ một lô xe máy có dấu hiệu vi phạm quyền SHCN của Honda. Qua xác minh, lô xe máy này do Công ty cổ phần Xe máy Hoa Lâm Kymco sản xuất và lắp ráp. Vụ việc hiện vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

Mỗi năm Cục Quản lý thị trường phát hiện và xử lý khoảng 5.000 vụ sản xuất và tiêu thụ hàng giả, trong đó hình thức "mượn" nhãn hiệu có tên tuổi chiếm phần lớn. Theo phản ánh của một số công ty sản xuất xe máy thì nhiều hộ kinh doanh đã bước đầu nhận thức được hành vi vi phạm quyền SHCN và hậu quả pháp lý của nó. Nhiều hộ đã yêu cầu các nhà sản xuất, lắp ráp xe máy trong nước phải cam kết sản phẩm của mình không vi phạm quyền SHCN.

Đây là tín hiệu vui, nhưng trên thực tế, các cơ quan chức năng mới chỉ phát hiện và xử lý được phần ngọn của tảng băng ngầm là người kinh doanh và vận chuyển xe hai bánh gắn máy vi phạm quyền SHCN của các thương hiệu nổi tiếng… Còn phần chìm đồ sộ của tảng băng này là các đơn vị sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy vi phạm thì vẫn chưa bị phát hiện và xử lý.

Ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, có những doanh nghiệp thành lập chỉ với mục đích chuyên dựa trên uy tín của người khác để kinh doanh bất chính. Theo ông Hùng, nếu không xử lý tận gốc những công ty sản xuất, lắp ráp xe máy thì sẽ không chấm dứt được tình trạng vi phạm quyền SHCN.

Đối với xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xe máy, mức phạt cao nhất từ trước đến nay chỉ 30 triệu đồng - con số quá thấp so với mức độ làm lợi hàng tỷ đồng. Theo đánh giá, các tiêu chuẩn bảo hộ đưa ra trong luật SHTT đã đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế mà Tổ chức Thương mại thế giới quy định. Nhưng hệ thống thực thi của chúng ta lại yếu.

Thiết nghĩ, để các doanh nghiệp bình đẳng khi Việt Nam gia nhập WTO, các cơ quan chức năng cần kiểm tra, xử lý các đơn vị sản xuất, lắp ráp xe vi phạm; Cục Đăng kiểm Việt Nam phải kiểm tra chặt chẽ, không cho phép xe vi phạm quyền SHCN xuất xưởng và Cục Cảnh sát giao thông đường bộ không cho đăng ký lưu hành các xe máy vi phạm quyền SHCN

Trần Hằng - Hồng Hạnh

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Chuỵện xảy ra đã gần 60 năm nhưng bây giờ được nghe kể lại, vẫn thấy nóng hổi. Các chiến sĩ biệt động thành Nha Trang: Võ Đình Thu, Bùi Chạn, Huỳnh Văn Khoa giờ đã trên dưới tám mươi. Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tôi và các ông đã gặp Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh.

Thừa Thiên Huế đang vào mùa cao điểm xây dựng với nhiều công trình, dự án trọng điểm đang được triển khai đồng loạt nên nhu cầu vận chuyển nguồn vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến nguy cơ xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể xảy ra. Nhận thức rõ nguy cơ tai nạn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã và đang tập trung tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm…

Đây là thông tin được Bộ Xây dựng khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2024 ngày 26/4. Bộ Xây dựng cho biết, trước tình trạng giá chung cư tăng bất thường từ đầu năm 2024, đặc biệt trong thời gian ngắn vừa qua, cơ quan này đã thành lập đoàn kiểm tra tại một số chung cư đang được rao bán với giá rất cao ở Hà Nội. Tuy nhiên, trái ngược với dư luận về việc thị trường tăng "nóng", thực tế lượng giao dịch rất ít.

Hôm nay, Bắc và Trung Bộ tiếp tục hứng chịu nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ C, nhiều nơi trên 41 độ C. Nắng nóng đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là sức khỏe.

Căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư; ngày 23/4/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng hình sự đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 BLHS.

Tối 26/4, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), trưa cùng ngày, tại khu vực Kẹt Càng đước (thuộc ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) xảy ra cháy rừng, lực lượng chức năng vẫn đang triển khai các giải pháp dập lửa.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文