Thương nhân Trung Quốc ồ ạt mua vải giá cao

10:12 08/07/2011
Với mức giá phổ biến từ 8-16.000 đồng/kg, cao gấp đôi giá thu mua của thương nhân Việt, khoảng 120.000 tấn vải thiều tại vùng trọng điểm Lục Ngạn đã được các thương nhân Trung Quốc thu mua. Ước tính, cho tới hết vụ, số lượng vải thiều bán cho thương nhân Trung Quốc có thể đạt tới 50.000 tấn.

Điểm thu mua của thương nhân Trung Quốc hút hàng

Về các xã Quý Sơn, Thanh Hải, Hồng Giang, Phượng Sơn, Tân Quang... cảnh thu mua vải diễn ra nhộn nhịp. Chỉ tính riêng con đường từ phố Sàn qua phố Kim (xã Phượng Sơn) về trung tâm huyện lỵ Lục Ngạn, dài chừng chục cây số đã có hơn 40 điểm thu mua vải của cả thương nhân người Việt lẫn người Trung Quốc. Riêng tại phố Kim, đã có gần chục điểm thu mua do thương lái Trung Quốc đứng ra trực tiếp chọn hàng, cân hàng. Phượng Sơn đang vào mùa cao điểm thu mua vải, và vì thế, người dân cũng có thêm một nghề kiếm ra tiền: kinh doanh điểm tập kết vải.

Một thương lái Trung Quốc tên Giang cho hay, chỉ sau hai ngày có mặt tại Phượng Sơn, ông thu gom được gần 50 tấn vải và vận chuyển gần hết về  Trung Quốc tiêu thụ. Hầu hết các điểm thu mua của thương lái Trung Quốc đều hút hàng do được trả giá cao. Thương nhân Trung Quốc có thể trả giá từ 8-16.000 đồng/kg, tùy hàng chất lượng cao hay thấp, trong khi giá thị trường chỉ dao động từ 5-7000 đồng/kg.

Nỗ lực tìm đầu ra cho vải thiều

Ông Hoàng Minh Phương, Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lục Ngạn cho biết, năm nay sản lượng vải thiều của huyện ước tính khoảng 90.000 tấn, chiếm 50% sản lượng của toàn tỉnh. Đến ngày 7/7, huyện đã tiêu thụ được 30.000 tấn và khoảng 4.000 tấn sấy khô. Trong đó có khoảng 40% sản lượng được bán cho thương nhân Trung Quốc. "Huyện có chủ trương tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc thu mua vải thiều để giúp nông dân tiêu thụ nông sản tốt hơn. Họ mua với số lượng lớn, giá cả ổn định, không có biểu hiện ép giá, làm khó nông dân. Tuy nhiên, vì là hàng nhập khẩu về nước nên họ đòi hỏi chất lượng cao, chỉ thu mua "hàng đẹp". Các chuyến hàng của thương lái Trung Quốc đều được tạo điều kiện, ưu tiên vận chuyển, thông quan sớm tại các cửa khẩu" - ông Phương cho hay.

Các điểm thu mua của thương nhân Trung Quốc luôn nhộn nhịp.

Trả lời về câu hỏi, thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua vải thiều với giá cao có gây khó khăn cho việc thu mua của những thương nhân Việt vì không chịu nổi cuộc đua về giá, ông Phương nhấn mạnh: "Từ 10 năm nay, thương nhân Trung Quốc đã sang Lục Ngạn để thu mua vải, và họ luôn mua ở mức giá cao hơn. Trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, mức chênh lệch giá giữa thương nhân Trung Quốc và thương nhân Việt đã giảm đi rất nhiều.  Năm nay, thương nhân Trung Quốc thu mua với giá từ 7-15.000 đồng/kg, trong khi người Việt cũng trả được mức 5-7.000 đồng/kg. Giá vải phải trên 6.000 đồng/kg thì người nông dân mới có lãi".

Ông Phương cũng thừa nhận đầu ra cho vải thiều Lục Ngạn hiện còn rất khó khăn. Ngay lúc vải vừa ra hoa, nhận định năm nay sẽ được mùa lớn, huyện Lục Ngạn đã thành lập Ban chỉ đạo hỗ trợ nông dân tiêu thụ vải thiều. Huyện đã tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại, có mời các doanh nghiệp chế biến nông sản, đại diện hải quan của các tỉnh có cửa khẩu: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai... để vải Lục Ngạn được ưu tiên thông quan trước. UBND huyện đã mời Tổng công ty Chế biến rau củ quả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về gặp gỡ nông dân trồng vải trong huyện. Tại hội nghị, công ty cho biết năm nay sẽ mua khoảng 15.000 tấn vải phục vụ chế biến xuất khẩu với mức giá không quá 8.000 đồng/kg; trên mức này, doanh nghiệp không đạt được hiệu quả. Trước đó, ngày 26/6, UBND huyện Lục Ngạn cũng đã hỗ trợ kinh phí cho hiệp hội Trồng và tiêu thụ vải thiều thực hiện chương trình đưa trái vải vào các siêu thị Big C, Tràng Tiền tại Hà Nội. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ của nguồn này không đáng kể.

Giá vải đang chững lại

Trao đổi với PV Báo CAND ngày 7/7, ông Liêu Xuân Hòa, Chủ tịch Hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn cho biết: Hiện vải đã bắt đầu vào đầu vụ  nên quả chưa đẹp lắm và giá cũng không được như mong muốn. Vào ngày 7/7, vải loại đẹp nhất đang bán được khoảng 12.000 - 13.000 đồng/kg, còn vải thông thường đang ở mức giá 6.000 đến 8.000 đồng. Thậm chí vải loại xấu chỉ có 3.000 - 4.000 đồng. Mức giá này đã thấp hơn ngày trước đó 2.000 đồng/kg. Hiện giá vải đang có dấu hiệu chững và giảm. Tuy nhiên ông Hòa cho biết không có gì đáng lo bởi đây là qui luật thông thường của thị trường. Chúng tôi cũng khuyến cáo bà con không nên vội vã

Thái Hùng

Ngày 11/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Phú Yên về thành tích đấu tranh chuyên án, triệt phá đường dây thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở và bán tài khoản ngân hàng trái phép.

Nắng nóng gay gắt, oi bức với nền nhiệt trên 37 độ C tiếp tục diễn ra tại Nam Bộ trong ngày hôm nay (12/5), về chiều tối khả năng có mưa dông. Thủ đô Hà Nội trời mưa mát mẻ.

Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Chiều 11/5, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) phối hợp đơn vị chức năng đã xác định được danh tính nghi can vờ hỏi mua xe tô tô, sau đó phóng xe bỏ chạy từ huyện Thanh Trì về hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (Ban Giao thông), 1,3 triệu m3 cát tạp chất được nạo vét dọc khu vực sông Cổ Cò từ TP Hội An, thị xã Điện Bàn ra TP Đà Nẵng đã nhiều lần tổ chức đấu giá nhưng không có đơn vị nào tham gia do giá khởi điểm cao, khối lượng cát đấu giá lớn.

Ngày 11/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương (SN1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La), nguyên nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP Sơn La về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文