Tiền tỷ “trôi sông” vì nước lũ dâng cao đột ngột

07:45 04/12/2020
Sáng 3/12, có mặt dọc mép sông Sêrêpốk (thuộc địa bàn thôn 4, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông), PV Báo CAND ghi nhận nước trên sông dâng rất cao, cuồn cuộn chảy một màu đỏ ngầu. Hàng chục người dân ngồi thẫn thờ trên bờ, ai cũng mang một nỗi u uất buồn vì tài sản trị giá hàng tỷ đồng bỗng chốc bị nước lũ cuốn trôi.


Ông Bùi Văn Bình (SN 1962, trú tại phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đầu năm 2020, gia đình ông đầu tư nuôi 10 lồng cá, trong đó có 5 lồng cá Lăng, tổng trị giá hơn 400 triệu đồng. Theo dự tính, chỉ còn khoảng hơn 1 tháng nữa là đến thời điểm thu hoạch, nhưng nay xem như mất trắng.

“Vào khoảng 4h30 sáng 3/12, nước trên sông Sêrêpốk bắt đầu chảy xiết và dâng cao rất nhanh. Nước chảy mạnh đến nỗi xé rách lưới, cuốn trôi, nhấm chìm 5 lồng cá của tôi trong nháy mắt. 5 lồng cá còn lại được neo gần bờ nhưng cũng bị nước xe rách lưới, cá chết và tuôn ra ngoài hết sạch. Thiệt hại ước tính lên đến đến gần 1 tỷ đồng”, ông Bình buồn rầu nói.

Cạnh đó, nhà ông Tống Văn Chung (trú tại khối 3, thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) nuôi 20 lồng cá các loại, trị giá hơn 5 tỷ đồng, cũng bị nước lũ cuốn trôi trong phút chốc. Ông Chung buồn bã cho biết, trong số 20 lồng cá bị cuốn trôi thì có 12 lồng cá lăng nha đuôi đỏ, mỗi lồng 600 con đã nuôi được 3 năm, 2 lồng cá giống lăng nha đuôi đỏ nuôi được 1 năm, 2 lồng cá trắm nuôi được 3 năm và 2 lồng cá trê, cá rô phi. “Nước sông Sêrêpốk bỗng dâng cao đột ngột khiến gia đình không kịp trở tay. Chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút, 20 lồng cá trị giá hơn 5 tỷ đồng của gia đình đã bị dòng nước nhấn chìm, cuốn trôi”, ông Chung nói.

Cũng theo ông Chung, khu vực nuôi thủy sản của đình là một nhánh phụ của sông Sêrêpốk và ông có đầy đủ giấy phép nuôi trồng. Những ngày qua, gia đình ông không nhận được bất kỳ thông báo hay cảnh báo nào của chính quyền địa phương hay Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp (cách đó khoảng 3km) về việc nước lũ dâng đột ngột.

Không chỉ gia đình ông Chung, ông Bình bị thiệt hại, mà hàng chục hộ dân khác cũng bị cơn lũ đột ngột vào rạng sáng 3/12 nhấn chìm nhiều tài sản, ước tính thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Có mặt tại hiện trường, ông Hồ Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đang thống kê thiệt hại của một số hộ dân sống trên địa bàn sau khi xảy ra vụ việc nước lũ trên sông Sêrêpốk dâng đột ngột vào sáng nay.

“Mấy ngày trước, Thủy điện Buôn Kuốp có thông báo xả lũ và phát điện với lưu lượng tăng dần đến 800m3/s. Lúc 7h45 sáng 3/12, tôi có nhận được điện thoại từ cán bộ của Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp thông báo xả lũ và phát điện tổng khối lượng hơn 1.100m3/s, tức là sau khi nhà máy xả lũ thì chính quyền địa phương mới nhận được thông báo. Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp được xây dựng hơn 20 năm qua. Đây là lần thứ hai (lần đầu vào năm 2017-PV), nhà máy này xả lũ khiến nước sông Sêrêpốk dâng cao đột ngột đến vậy”, ông Sơn cho biết thêm.

Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức, Phó Giám đốc Công ty CP thuỷ điện Buôn Kuốp cho biết, hồ chứa của Nhà máy thuỷ điện Buôn Kuốp không có chức năng điều tiết lũ hay cắt giảm lũ vì lưu lượng chứa của hồ quá nhỏ (khoảng 14 triệu m3 - PV).

“Khi nước lũ từ thượng nguồn đổ về lòng hồ bao nhiêu thì nhà máy sẽ căn cứ vào đó để xả tràn và chạy tổ máy tương đương với lượng nước đổ về. Trước thời điểm xả tràn và vận hành nhà máy, Công ty sẽ có nhiệm vụ thông báo với chính quyền địa phương và chính quyền địa phương có trách nhiệm cảnh báo đến người dân sinh sống phía hạ du để có biện pháp phòng, chống lũ. Nhà máy không có nhiệm vụ phải đi thông báo cho từng người dân”, ông Đức nói.

Việc nước sông dâng đột ngột khiến người dân không kịp trở tay, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế thì trách nhiệm thuộc về ai?, chúng tôi hỏi. Ông Đức cho rằng, trách nhiệm này chưa thể quy kết cho ai được. 

“Giữa chính quyền địa phương và phía công ty sẽ ngồi lại để làm rõ. Nếu trách nhiệm thuộc bên nào thì bên đó phải có nhiệm vụ hỗ trợ, đền bù thiệt hại cho người dân”, ông Đức nhấn mạnh.

Văn Thành

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

Trong bối cảnh cả Nga và Triều Tiên đều chịu áp lực nặng nề từ các lệnh trừng phạt quốc tế, hai quốc gia đã tìm thấy điểm tựa chiến lược để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, mối quan hệ này không chỉ giúp họ đối phó với sự cô lập, mà còn góp phần tái định hình cục diện địa chính trị tại Đông Bắc Á.

Đợt không khí lạnh tăng cường khiến các tỉnh thành ở miền Bắc nền nhiệt tiếp tục giảm, trời rét. Thủ đô Hà Nội ngày nắng, về đêm và sáng sớm lạnh. Vùng núi cao một số nơi dưới 16 độ C.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文