Tín dụng chính sách: Điểm tựa của niềm tin

08:23 11/07/2020
Tín dụng chính sách xã hội được coi là một trong những giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, góp phần giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


Ngăn chặn nạn tín dụng đen

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội”, có thể khẳng định đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững; xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an sinh xã hội; ổn định chính trị, an ninh quốc phòng; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền trên cả nước.

Số liệu báo cáo từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho biết, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đến 31-10-2019 đạt 211.757 tỷ đồng, tăng 77.085 tỷ đồng so với thời điểm trước ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW. Dư nợ tín dụng chính sách xã hội cùng thời điểm đạt 201.464.729 triệu đồng.

Đáng chú ý, từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, nguồn vốn các địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tăng 11.209 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 29,4%, tăng gấp gần 3,9 lần so với giai đoạn trước khi có Chỉ thị, đưa tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương đến 31-10-2019 đạt 15.017 tỷ đồng…

Tín dụng chính sách mang nước sạch về với dân nghèo.

“Với một nước còn đang phát triển và ở mức thu nhập trung bình thấp, những con số nói trên đã thể hiện sự hết sức cố gắng, chăm lo cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước mà không phải nước nào trên thế giới cũng thực hiện được, kể cả những nước có trình độ phát triển, có mức thu nhập cao hơn nhiều so với đất nước chúng ta.

Đến nay, đã có trên 10 triệu lượt hộ được vay vốn từ NHCSXH; trong đó có hơn 2 triệu lượt hộ đã thoát nghèo một cách bền vững”, đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhận xét. Đặc biệt, tín dụng chính sách xã hội được thực hiện thông qua NHCSXH đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện được tăng cường.

Quy mô tăng trưởng tín dụng không ngừng mở rộng, số lượt người được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi ngày một nhiều, chất lượng tín dụng được nâng cao. Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”, đặc biệt là những vùng nông thôn, là một công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến với những đối tượng dễ bị tổn thương; là một trong những đòn bẩy kinh tế kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Góp phần gìn giữ biên cương

Với nhiều người, tín dụng chính sách có vẻ mơ hồ, nhưng với ông Lưu Quang Bông (xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận), tín dụng chính sách đã thực sự vực dậy gia đình ông từ đói nghèo. “Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, lại đông con. Dù vợ chồng tôi và cả 4 đứa con đều ý thức phải phấn đấu lao động, học tập để thoát nghèo, nhưng khó khăn vây bủa. Nếu không có Đảng và Nhà nước quan tâm ưu tiên dân tộc, cho vay vốn chính sách, thì ngay cả nuôi con đối với chúng tôi cũng đã khó, chứ đừng nói chuyện duy trì việc học hành của con. Thế nhưng giờ đây, tôi tự hào vì có 3 con đậu đại học, còn 1 cháu học sư phạm mầm non”, ông Bông tự hào cho biết.

Gia đình ông Bông là một trong nhiều điển hình thoát nghèo nhờ vay vốn từ NHCSXH. Số liệu từ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết mỗi năm có hơn 3,55 triệu hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó không ít hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vươn lên.

Doanh số cho vay tín dụng chính sách 5 năm, từ 2014 đến nay đạt gần 75.000 tỷ đồng, đã giúp cho trên 3 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn phát triển sản xuất; 132.472 em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, góp phần tạo việc làm cho trên 12 nghìn lượt lao động, trên 2 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, hơn 115 nghìn căn nhà cho hộ nghèo được xây dựng...

“Nguồn vốn tín dụng ưu đãi thực sự là một chính sách có hiệu quả trong việc thực hiện giảm nghèo bền vững, góp phần giúp người nghèo cải thiện đời sống vật chất, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, hướng tới thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững“, đại diện Trung ương Hội Nông dân khẳng định.

Đến từ một tỉnh miền núi khó khăn, ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, 5 năm thực hiện tín dụng chính sách, toàn tỉnh có trên 216 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, trên 44 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo, góp phần trang trải chi phí học tập cho trên 1 nghìn con em đi học tại các trường, thu hút và tạo việc làm thường xuyên cho trên 18 nghìn lao động, vốn vay hỗ trợ xây dựng trên 4.500 căn nhà cho hộ nghèo, 15.600 lượt hộ mới thoát nghèo, cận nghèo được vay vốn thêm 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh… “

Việc cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn có động lực quan trọng đối với việc giữ đất, giữ biên cương, đặc biệt ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới Tổ quốc…”, ông Khánh nhấn mạnh.

Hà An

Ngày 21/4, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2025); Hội nghị toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam năm 2025 và sơ kết 4 năm thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí.

Liên quan đến vấn đề xử lý nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật hiện nay, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - NSND Xuân Bắc và Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do đã có những trao đổi cụ thể trong buổi họp báo thường kỳ quý I năm 2025 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 21/4, tại Hà Nội.

Sau gần 1 tháng xét xử và nghị án, sáng 21/4, HĐXX phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên giảm mức án cho bị cáo Trương Mỹ Lan từ chung thân xuống 30 năm tù, giữ nguyên  hình phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Chiều 21/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa khởi tố các bị can: Huỳnh Bá Phúc (SN 1961); Ngũ Thế Nghĩa (SN 1984, cùng ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ); Nguyễn Hữu Khoa (SN 1977, ngụ phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Sáng 21/4, tại TP Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm hy sinh “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh. Đại tá Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì lễ phát động.

Trong vai trò là thành viên Tiểu ban An ninh, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã sớm xây dựng kế hoạch, phân công Phòng Cảnh vệ miền Nam - cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh - chủ trì xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các hoạt động kỷ niệm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.