Tránh "chiếc bẫy" thu nhập trung bình và hội nhập quốc tế

10:23 14/05/2016
Đây là nhận định của TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra tại Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2016 với chủ đề "Thiết lập nền tảng mới cho tăng trưởng" vừa được công bố ngày 10-5 tại Hà Nội.

Đây là lần thứ 8 báo cáo thường niên được đưa ra với những nhận định cụ thể về kinh tế Việt Nam. Theo đó, báo cáo nhận định, tăng trưởng kinh tế năm 2016 của Việt Nam sẽ ở mức 6% cho kịch bản thấp và ở mức 6,5% cho những điều kiện thuận lợi hơn.

Báo cáo nhận định rằng, để có thể đạt được mức tăng trưởng trên 6,5%, phải dựa vào nỗ lực cải cách mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ mới. Điều này sẽ kích thích người tiêu dùng với tâm lý mua sắm nhiều hơn cũng như niềm tin của nhà đầu tư cho một nền kinh tế phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong năm 2016, khả năng này có lẽ là rất thấp.

Cần thiết lập những nền tảng mới cho tăng trưởng.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức cao trong năm 2015 nhờ động lực từ khu vực sản xuất công nghiệp, mặt bằng giá thấp. Đánh giá về năm 2016, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng rất khó để đạt được mức tăng trưởng như mục tiêu và khó vượt quá mức 6,5%. Đồng thời, áp lực lạm phát có thể sẽ lớn hơn do chính sách tiền tệ nới lỏng và việc điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ công.

Theo đó, dự báo lạm phát năm 2016 có thể ở mức 5% cho mức cao và ở mức 4,2% cho những điều kiện thấp hơn. Tuy nhiên, do mặt bằng giá trong năm 2016 có thể có những diễn biến phức tạp đến từ nhiều yếu tố ngoại sinh, như thị trường nguyên liệu dầu thô thế giới (giá dầu ngừng giảm và có thể tăng nhẹ), biến đổi khí hậu, các yếu tố nội sinh như chính sách tiền của ngân hàng Nhà nước và biến động tổng cầu, không loại trừ mức lạm phát năm 2016 sẽ đạt 5,2%, vượt qua mục tiêu 5% của Chính phủ.

“Một thông tin tích cực là thông điệp của Thủ tướng Chính phủ, rất đáng mừng. Đó là đề cao doanh nghiệp, cải cách môi trường kinh doanh, xây dựng chính phủ liêm chính, đã mang lại tín hiệu tích cực cho nền kinh tế” - TS. Nguyễn Đức Thành nhận định.

Do vậy, theo VEPR, để có định hướng chung và dài hạn, cần mô hình xây dựng chính sách kiểu mới, đi liền với cải cách hệ thống hành chính công, kết nối Liên Bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng mới của Việt Nam, đưa đất nước tránh khỏi bẫy thu nhập trung bình và bẫy hội nhập quốc tế.

Theo đó, mô hình này yêu cầu Việt Nam cần một cơ chế lãnh đạo mạnh, có tầm nhìn, được hỗ trợ bởi các cấp quản lý có năng lực, một hội đồng cạnh tranh làm việc có hiệu quả, và có thể khai thác tốt nhất các chính sách cam kết kinh tế quốc tế từ các FTA. Với 27 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016- 2020 được VEPR đưa ra, thì các kịch bản có khả năng cao xảy ra, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có khuynh hướng ở quanh mức 6%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch 6,5-7%.

Theo đó, nhận định này cũng nhất quán với dự báo của IMF (2016) cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Điều này đưa tới một hàm ý rất đáng lưu tâm là Việt Nam không thể dựa trên các điều kiện cũ để tăng trưởng kinh tế, mà cần thiết lập những nền tảng mới cho tăng trưởng – TS. Nguyễn Đức Thành nói.

Báo cáo cũng đặt ra những vấn đề Việt Nam cần lưu ý, trong đó có sáng kiến “Một vành đai, một con đường” do Trung Quốc đề xuất vào năm 2013. Điều này xây dựng những tuyến đường và những kết nối hiệu quả với Trung Quốc, để có thể tạo ra những cơ hội kinh doanh mới đối với đất nước này. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần lưu ý rằng, nếu không tham gia và có thể lãng quên đề xuất này, thì Việt Nam có thể tự mình rơi vào bẫy cơ sở hạ tầng.

Ngược lại, nếu tham gia và không đa dạng hóa các nhà đầu tư thì Việt Nam có thể rơi vào bẫy liên quan đến nợ công.

Để tránh bẫy cơ sở hạ tầng, báo cáo đề xuất Việt Nam cần tăng cường các kết nối cơ sở hạ tầng Đông – Tây với ASEAN, ưu tiên trục giao thông Thái Lan- Campuchia- Tây Ninh- Sài Gòn- Vũng Tàu để phát huy lợi thế cụm cảng nước sâu Cái Mép- Thị Vải. Nguồn vốn cần được đa dạng hoá và tranh thủ mối quan tâm chiến lược của các nhà tài trợ quốc tế.

Hiệp Hân

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文