Ứng dụng công nghệ thông tin làm thay đổi nền nông nghiệp Việt Nam

23:54 26/09/2019
Đó là khẳng định của nhiều đại biểu là các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT), đại diện doanh nghiệp (DN) và nhà quản lý tại hội nghị “Phát triển DN công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức ngày 26-9 tại TP Đà Lạt.

Tại hội nghị, các đại biểu có cùng nhận định, việc áp dụng CNTT, tự động hóa đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị sản phẩm và tăng năng suất lao động… Công nghệ thông tin kết hợp với điện tử viễn thông, tự động hóa đã giải quyết được các vấn đề về dự báo thời tiết; dự báo về dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…

Đại diện của VinEco (thành viên của Tập đoàn VinGroup), một trong những DN tiên phong ứng dụng CNTT trong nông nghiệp cho biết, những năm qua DN này đã ứng dụng công nghệ số để số hóa và tự động hóa các quy trình sản xuất, qua đó thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra cơ hội kinh doanh và doanh thu mới. Việc ứng dụng công nghệ số còn tạo ra sự trải nghiệm sống động cho khách hàng đối với sản phẩm qua các kênh online/offline, giúp người tiêu dùng hiểu rõ sản phẩm, dễ dàng lựa chọn và “trung thành” với sản phẩm của DN...

Ông Đa Cát Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, nơi có TP Đà Lạt là địa phương tiên phong cả nước về ứng dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp cho biết, tỉnh này hiện có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng CNTT với mức đầu tư cao như nhà kính có hệ thống điều chỉnh tự động, thiết bị cảm biến, camera theo dõi quá trình sinh trưởng của cây, công nghệ IoT… Lâm Đồng đang có 56.000ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giá trị sản xuất công nghệ cao bình quân đạt khoảng 400 triệu đồng/ha; mô hình sản xuất rau cao cấp đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm, cá biệt rau thủy canh đạt từ 8 - 9 tỷ đồng; hoa đạt đến 1,2 tỷ đồng…

Tuy nhiên, diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao, CNTT của Lâm Đồng hiện chỉ chiếm khoảng 20% diện tích đất canh tác, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh về nông nghiệp của tỉnh. Đa số diện tích ứng dụng CNTT chỉ tập trung tại một số vùng chuyên canh về rau, hoa.

Tại hội nghị, các DN, chuyên gia CNTT và nhà quản lý đều có chung nhận định, ứng dụng và phát triển CNTT đã làm thay đổi nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam những năm gần đây. Kết quả của việc ứng dụng này đã làm chuyển đổi nhanh từ nông nghiệp truyền thống nhỏ lẻ, manh mún, năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế thấp sang nền nông nghiệp công nghệ cao, tự động hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Các đại biểu cũng đã chỉ ra những khó khăn trong việc ứng dụng CNTT ở lĩnh vực nông nghiệp, nhất là vấn đề về nguồn vốn; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu; giá cả, thị trường tiêu thụ... cũng sẽ ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT. Hội nghị lần này còn là dịp để các DN, nhà quản lý, nhà khoa học chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, cơ hội để hợp tác phát triển thị trường, tìm kiếm các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực hoạt động, thúc đẩy ứng dụng và phát triển nông nghiệp thông minh tại Việt Nam.

Khắc Lịch

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文