Vì sao nhiều nhà băng bị “rút ruột”?

10:44 12/09/2011
Phần lớn các vụ tham ô tài sản trong ngân hàng xảy ra ở chi nhánh cấp 2 (thực chất là các phòng giao dịch nhỏ). Tại những chi nhánh này do cán bộ ít (một người phải kiêm nhiệm nhiều việc) nên việc kiểm tra, kiểm soát và quản lý tài sản có nhiều sơ hở... Công tác tổ chức cán bộ tại nhiều ngân hàng cũng có vấn đề khi nhiều nhân viên có tiền sự về kinh tế, bất minh về lối sống vẫn được trọng dụng.

Hệ thống ngân hàng thời gian qua ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua hoạt động huy động vốn, tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, là nơi gắn liền với tiền vốn, tài sản lớn nên ngân hàng đang là đích ngắm của các loại tội phạm. Tội phạm từ bên ngoài, tội phạm ngay trong ngân hàng với nhiều thủ đoạn đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.

“Ngàn lẻ một” thủ đoạn “rút ruột” ngân hàng

Những diễn biến phức tạp về kinh tế - xã hội trong thời gian qua tạo ra một bức tranh kinh tế nhiều màu sắc, trong đó có cả những gam màu xám, cụ thể là không ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nợ đọng ngân hàng số tiền lớn. Trước tình hình đó, các ngân hàng buộc phải siết lại các hoạt động của mình để một mặt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định sản xuất, mặt khác nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Mặc dù vậy, nhiều đối tượng vẫn “qua mặt” ngân hàng để chiếm đoạt. Số tiền rất lớn mà khả năng thu hồi là vô cùng khó. Những tài liệu khảo sát mới đây tại Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - Công an TP Hà Nội cho thấy tội phạm liên quan đến ngân hàng nổi lên với một số thủ đoạn sau:

Trước hết, phải nói tới một số đối tượng lợi dụng nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh của các hộ dân (mỗi hộ dân thường có nhu cầu vay từ 50-100 triệu đồng), nhưng vì thiếu hiểu biết trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, các đối tượng này đã tiếp cận, làm quen, hứa hẹn đứng ra làm thủ tục vay vốn với điều kiện những người này phải cho mượn sổ đỏ và ký các giấy ủy quyền thế chấp nhà cửa, để bảo lãnh cho các đối tượng này vay vốn ở các ngân hàng thương mại. Mỗi lần, chúng thường vay từ 500 triệu đến vài ba tỷ đồng.

Sau khi rút được tiền từ ngân hàng, chỉ một vài trường hợp các đối tượng đưa tiền cho người có sổ đỏ vay lại từ 30-50 triệu đồng, còn phần lớn chúng không đưa tiền cho họ và cũng không trả lại sổ đỏ. Đến khi hết hạn vay (thường từ 6 tháng đến một năm), ngân hàng yêu cầu những người bảo lãnh phải thanh toán trả ngân hàng, lúc này, những người có sổ đỏ mới biết mình bị lừa.

Nghiêm trọng hơn, một số đối tượng là người ở các tỉnh về Hà Nội làm ăn còn dùng thủ đoạn lập ra nhiều doanh nghiệp, sau đó tự khuếch trương đang thực hiện các dự án, thương vụ lớn để lừa những người có tài sản là nhà cửa, đất đai đứng ra bảo lãnh cho chúng vay vốn ngân hàng thương mại. Sau khi cuỗm được hàng chục tỷ đồng, chúng cao chạy xa bay.

Điển hình của thủ đoạn này là Bùi Tùng Thạch ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Thạch về Hà Nội lập ra 3 công ty cùng các phương án kinh doanh giả, sử dụng tài sản của 6 hộ gia đình thế chấp vay 5 ngân hàng thương mại trên 26 tỷ đồng. Nhằm tạo ra vỏ bọc an toàn và dễ đánh lừa ngân hàng, Thạch thuê các trụ sở công ty hoành tráng, thuê ôtô, điện thoại xịn rồi đi giao dịch như những doanh nghiệp trẻ thành đạt. Sau khi chiếm đoạt tiền, Thạch bỏ trốn. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng đến nay, đối tượng phạm tội vẫn chưa bị bắt giữ.

Cùng với những thủ đoạn trên, một thủ đoạn khác cũng đã qua mặt được ngân hàng và rút được số tiền lớn, đó là kê khai không đúng giá trị bảo đảm như dây chuyền sản xuất cũ kê khai thành mới, máy móc nhập từ Trung Quốc nhưng lại khai là của Nhật hay các nước châu Âu. Thực tế điều tra cho thấy, có đối tượng dùng một dây chuyền sản xuất sơn làm tài sản bảo đảm để vay ngân tiền ngân hàng. Sau khi nâng giá trị của dây chuyền này, chúng đã vay được 20 tỷ đồng (gấp 4 lần số tiền định vay ban đầu).

Sự “tiếp tay” của cán bộ ngân hàng biến chất

Các hoạt động ngân hàng cần được siết chặt để phòng ngừa vi phạm nội bộ. (Ảnh mang tính chất minh họa).

Điều đáng báo động là ngay trong nội bộ các ngân hàng, một số cán bộ, nhân viên biến chất đã lập hồ sơ vay vốn giả để rút tiền ngân hàng tham ô, lợi dụng dịch vụ chuyển, nhận tiền qua ngân hàng bằng CMND để rút tiền, lợi dụng nhiệm vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của người dân ở các phòng giao dịch để tham ô, lợi dụng giao dịch một cửa với khách hàng để rút tiền…

Một số nhân viên thông đồng, tiếp tay cho doanh nghiệp vay tiền nhằm chiếm đoạt tiền ngân hàng hoặc bán thông tin của khách hàng cho kẻ xấu để giành phần thắng bất hợp pháp trong kinh doanh, rút tiền từ tài khoản khách hàng… Các ngân hàng thương mại có quy chế, quy trình chặt chẽ nhưng một số thực hiện không nghiêm túc, nhất là khâu thẩm định hồ sơ vay vốn, kiểm tra phương án kinh doanh, trả nợ, kiểm tra, quản lý tài sản thế chấp, kiểm tra hồ sơ thế chấp, kiểm tra tài sản hình thành từ vốn vay, giám sát vay.

Thực tế cho thấy phần lớn các vụ tham ô tài sản trong ngân hàng xảy ra ở chi nhánh cấp 2 (thực chất là các phòng giao dịch nhỏ). Tại những chi nhánh này do cán bộ ít (một người phải kiêm nhiệm nhiều việc) nên việc kiểm tra, kiểm soát và quản lý tài sản có nhiều sơ hở để các đối tượng triệt để lợi dụng phạm tội. Công tác tổ chức cán bộ tại nhiều ngân hàng cũng có vấn đề khi làm việc dựa nhiều trên tình cảm, công tác bảo mật kém, nhiều nhân viên có tiền sự về kinh tế, bất minh về lối sống vẫn được trọng dụng.

Có thể kể ra rất nhiều vụ việc mà cán bộ ngân hàng vì thoái hóa mà trở thành tội phạm như vụ 3 cán bộ Phòng Giao dịch Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Mỹ Đức, Hà Nội lợi dụng việc giao dịch một cửa (giao dịch viên vừa là người giao dịch với khách hàng, vừa thu ngân, cấp sổ), làm thủ tục đóng tài khoản của khách hàng, sau đó mở tài khoản ảo; lấy cắp mật khẩu của trưởng phòng giao dịch để chuyển tiền đến chi nhánh khác và rút ra tham ô. Bằng cách này, từ đầu năm 2011 đến khi bị bắt, 3 nhân viên này đã chiếm đoạt 45 tỷ đồng…

Cùng với các hành vi tham ô, cố ý làm trái là việc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của một số đối tượng là cán bộ ngân hàng. Với chiêu kinh doanh bất động sản hoặc làm dịch vụ đảo nợ tại ngân hàng, các đối tượng đã huy động vốn với lãi suất cao để chiếm đoạt hàng tỷ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn. Như tại Ngân hàng Công thương Ba Đình và Hai Bà Trưng, 5 cán bộ đã dùng thủ đoạn trên để chiếm đoạt 50 tỷ đồng.

Phòng ngừa từ xa

Trong 8 tháng đầu năm 2011, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - Công an TP Hà Nội đã khám phá 55 vụ án với 70 đối tượng phạm tội liên quan đến ngân hàng, bị khởi tố ở các tội danh: tham ô, lừa đảo, nhận hối lộ, lạm dụng tín nhiệm… Số tiền thất thoát từ những hành vi phạm tội này là 500 tỷ đồng, đã điều tra, bước đầu thu hồi được 175 tỷ đồng. Hậu quả từ những vụ án này chắc phải mất một thời gian rất dài mới có thể khắc phục được.

Trong công tác quản lý cán bộ, cần có những quy trình, quy định cụ thể, rõ ràng để đảm bảo sự giám sát chặt chẽ. Khi tuyển chọn cán bộ, tuyệt đối không để những người có sai phạm đảm nhận những công việc liên quan trực tiếp đến tài sản. Các ngân hàng cần được đầu tư nhiều hơn về công tác bảo vệ, an ninh như trang bị hệ thống camera, đảm bảo quán xuyến tất cả các khu vực nhạy cảm có liên quan trực tiếp đến tài sản, tiền bạc. Và cuối cùng, trong các hoạt động tín dụng, cán bộ ngân hàng phải thận trọng khi định giá tài sản, xét duyệt kỹ hồ sơ, nhất là khi có các giấy tờ liên quan đến việc bảo lãnh. Giải thích rõ quyền và nghĩa vụ cho người bảo lãnh để họ biết những việc không được phép làm, từ đó góp phần ngăn chặn rủi ro từ phía ngân hàng cũng như những người tham gia tín dụng.

Một thủ đoạn cũng khá phổ biến thời gian qua là các đối tượng khai khống tài sản thế chấp để vay được nhiều tiền hơn như nhà diện tích nhỏ, nằm sâu trong ngõ nhưng lại khai là nhà rộng, cao tầng, nằm ngay đầu ngõ, thuận tiện cho việc giao dịch… Hoặc ngôi nhà dùng làm tài sản thế chấp UBND TP xác định giá trị chỉ 50 triệu đồng/m2, giá thị trường là 65 triệu đồng/m2, đến khi thẩm định lại nâng tiếp giá trị nhà lên 100 triệu đồng/m2. Tất nhiên, với giá trị này thì chúng có thể vay được số tiền gấp đôi, thậm chí gấp ba. Sở dĩ có tình trạng này chính là việc có sự móc nối, tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng với các đối tượng lừa đảo bởi nếu không, qua thẩm định khách quan giá trị tài sản thế chấp, chúng không thể vay được số tiền lớn như vậy.

Thực tiễn đấu tranh với các loại tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng cho thấy, các ngân hàng còn nhiều sơ hở trong việc bảo đảm an ninh, bảo mật thông tin, quản lý cán bộ, nhân viên, quy trình hoạt động còn chưa chặt chẽ, mất cảnh giác và đầu tư chưa đúng mức cho các thiết bị an ninh... Bên cạnh đó, bọn tội phạm có hai hình thức tấn công vào lĩnh vực ngân hàng: Tấn công từ bên ngoài (có thể đơn phương hành động hoặc câu kết với cán bộ, nhân viên ngân hàng) và tấn công từ bên trong (từ những cán bộ, nhân viên thoái hóa, biến chất). Các phương thức, thủ đoạn của tội phạm tuy khác nhau nhưng ngày càng thể hiện sự tinh vi, xảo quyệt. Chính vì thế, để hạn chế những rủi ro trong hoạt động ngân hàng, trước hết, cần áp dụng những biện pháp ngăn chặn ngay từ trong các ngân hàng.

Nguyễn Tuấn - Anh Hiếu

Đó là một trong những nội dung trọng tâm được Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh tại buổi tiếp Phó Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam Miyazaki Katsura, diễn ra chiều 26/4, tại Hà Nội.

Sau những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài, chiều 26/4, nhiều khu vực ở TP Cần Thơ xuất hiện trận mưa "vàng” giải nhiệt. Trận mưa lớn khiến người đi đường bất ngờ, phải tấp xe vào lề đường trú tạm.

Chiều 26/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) đã phối hợp cùng Công an TP Tây Ninh và Công an huyện Tân Châu bắt giữ Nguyễn Văn Hoàng Tuấn (SN 2002) và Trần Văn Thơm (SN 2001, cùng ngụ huyện Tân Châu) để điều tra, làm rõ về hành vi cướp giật tài sản.

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), sự bột phát của những tháp mây xuất hiện vào giai đoạn giao mùa gây ra giông lốc mạnh hoặc mưa đá thời gian vừa qua. Đầu tháng 5 tới đây, hiện tượng giông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh được dự báo sẽ tái diễn.

Sau hơn 1 ngày xét xử sơ thẩm, trưa 26/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt các bị cáo: Nguyễn Văn Thơm (SN 1986), Dư Thanh Thủy (SN 1969), Đoàn Kỳ Tâm (SN 1958), Nguyễn Hoài Phong (SN 1986), Trần Mạnh Phi (SN 1990) cùng mức án tử hình và Trương Ngọc Điệp (SN 1986) tù chung thân cùng về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.

Sáng 26/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Dương Hồng Hiếu (SN 1978, HKTT: số 78, Huỳnh Mẫn Đạt, tổ 13, khu phố 1, phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân”.

Từ mâu thuẫn lời qua tiếng lại do va chạm giao thông, Hải đã đánh anh Mạnh gây thương tích và bị anh Mạnh tố giác. Trong thời gian chờ cơ quan công an giải quyết theo quy định, Hải muốn hòa giải nhưng anh Mạnh không đồng ý. Vì việc này mà Hải dùng súng tự chế bắn thẳng vào anh Mạnh khi anh này đứng trước cửa quán karaoke.   

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文