Việt Nam chưa thể có thị trường điện cạnh tranh ngay

09:26 20/03/2014
Sáng 19/3, Bộ Công Thương đã cùng với Bộ Thương mại và Công nghiệp Na Uy tổ chức hội thảo về thủy điện và cải cách thị trường điện. Là một đất nước có kinh nghiệm hàng trăm năm trong phát triển thủy điện với 95% lượng điện cho quốc gia cung cấp từ nguồn này; cùng với việc Na Uy đã phát triển thị trường điện cạnh tranh toàn diện, hội thảo là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm giữa 2 bên, đặc biệt là phía Việt Nam, khi chúng ta đang gặp khó khăn về nguồn điện cho tương lai, cũng như việc tái cơ cấu ngành điện.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết: Cũng như các nước khác trên thế giới, năng lượng tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam. Năm 2013, mức tiêu thụ năng lượng của Việt Nam khoảng 57 triệu tấn quy dầu, tăng trung bình 7% mỗi năm trong giai đoạn 2011 - 2020, trong đó riêng nhu cầu tiêu dùng điện tăng trưởng từ 12-15%.

Dù có nguồn tài nguyên năng lượng phong phú như than, dầu khí, thủy điện và năng lượng tái tạo, nhưng hiện các nguồn năng lượng hóa thạch của Việt Nam đang dần cạn kiệt, các nguồn thủy điện lớn đã được khai thác gần hết. Việt Nam đang đứng trước thử thách lớn về việc đảm bảo nguồn điện cho tương lai và đang tích cực thực hiện các biện pháp mang tính chiến lược, bao gồm: tăng cường đầu tư các cơ sở sản xuất năng lượng, giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, tập trung khai thác nguồn năng lượng tái tạo sẵn có và phát triển điện hạt nhân, tích cực tìm kiếm và gia tăng trữ lượng các nguồn dầu, khí thiên nhiên, cũng như việc đẩy mạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, ứng dụng công nghệ phát thải thấp…

Việt Nam đứng trước thử thách lớn về năng lượng, đặc biệt là nguồn điện.

Trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam, hiện thủy điện đã chiếm đến 40% và theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011- 2020, có xét tới năm 2030, Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện, đưa tổng công suất từ mức 14.000 MW hiện nay lên mức 21.300 MW vào năm 2020. Tuy nhiên, do hiện nay phần lớn các nguồn thủy điện đã được khai thác hết, theo Thứ trưởng Hưng, Việt Nam đang đẩy mạnh khai thác các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ đang gây tranh cãi vì hủy hoại môi trường và ảnh hưởng đến đời sống của người dân, cũng như rất nhiều dấu hỏi về độ an toàn.

Cùng với đó, tái cơ cấu thị trường điện cũng tiếp tục là một bài toán khó khi tốc độ triển khai theo kế hoạch khá chậm, dự kiến đến 2017 mới triển khai thị trường bán buôn cạnh tranh và 2023 mới là thị trường bán lẻ cạnh tranh. Chuyên gia Na Uy có mặt tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm: Nếu phát triển thị trường điện cạnh tranh nửa vời sẽ rất nguy hiểm.

Trả lời về vấn đề này, ông Đinh Thế Phúc – Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho rằng: Thị trường điện của Na Uy đã quá tiên tiến, họ nhìn với con mắt của thị trường đang và đã phát triển, còn Việt Nam muốn đi 1 bước vào thị trường như thế là rất khó. Đơn cử như cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn quá thiếu và yếu, rồi vấn đề con người, công nghệ nhà máy điện… cũng chưa thể đáp ứng ngay được.

Ngay như việc triển khai thị trường phát điện cạnh tranh thì cũng phải mất 1 năm sau các nhà máy mới quen được với nhịp điệu thị trường. Chính vì thế QĐ 26 của TTCP trước đây, nay là QĐ 63 đưa mục tiêu tới 2021 bắt đầu thị trường bán lẻ điện cạnh tranh và tới năm 2023 sẽ hoàn thành thì thời gian cũng tương đương các thị trường bán lẻ điện hiện nay.

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, ông Lê Tuấn Phong – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng đã đề nghị phía Na Uy với kinh nghiệm của mình sẽ hợp tác với Việt Nam trong việc phát triển thủy điện, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang rà soát lại các thủy điện, quy trình vận hành hồ chứa theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Na Uy có thể hỗ trợ Việt Nam trong việc giám sát an toàn hồ chứa, đập thủy điện; việc định giá điện phục vụ cho thị trường điện cạnh tranh và việc đảm bảo môi trường. Na Uy đã tham gia Northpool - một thị trường điện được đánh giá là thành công trên thế giới, bởi vậy phía Việt Nam mong muốn được trao đổi kinh nghiệm trong phát triển thị trường cũng như đón nhận đầu tư trực tiếp của các DN vào các nhà máy điện

V.Hân

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

Sau gần 1 đêm nỗ lực tìm kiếm du khách nước ngoài đi lạc tại rừng Quốc Gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Sa Pa phối hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tìm và đưa thành công ông Bryan Hanselman về địa điểm an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文