Với “VietinBank SME Stronger” doanh nghiệp vững vàng vượt sóng

14:37 08/07/2020
Với mong muốn tiếp sức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vượt qua khủng hoảng vì đại dịch COVID-19 và ổn định phát triển trong giai đoạn tiếp theo, sáng 7/7, tại TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã tổ chức hội thảo “VietinBank SME Stronger - cùng Doanh nghiệp vững vàng vượt sóng”. 


Hội thảo “VietinBank SME Stronger - cùng Doanh nghiệp vững vàng vượt sóng” là một sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp SME của VietinBank trong năm 2020. 

Tổ chức Hội thảo trong giai đoạn hậu COVID-19 với trạng thái “bình thường mới” đã khẳng định nỗ lực, cách làm mới, sáng tạo và khác biệt của VietinBank trong việc hiện thực hóa các chính sách, giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp lớn nhất cả nước vượt khó, vươn lên ổn định sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Ông Trần Minh Bình - Tổng Giám đốc VietinBank phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu, diễn giả và khách hàng tập trung thảo luận, trao đổi và chia sẻ thông tin liên quan đến: Các giải pháp của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19; Khó khăn và cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Đồng thời, VietinBank giới thiệu đến Quý khách hàng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nổi bật dành cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm: VietinBank SME Stronger; sản phẩm công nghệ cao: eFAST, các sản phẩm tính năng mới hỗ trợ cho doanh nghiệp thời kỳ hậu COVID-19 phục hồi và phát triển.

Với nội dung tham luận và thảo luận có hàm lượng chuyên môn cao được trình bày bởi chuyên gia kinh tế uy tín, hội thảo lần này đã đề cập, cập nhật đến nhiều vấn đề “nóng” mà các doanh nghiệp SME đang phải đối mặt. 

PGS.TS Nguyễn Đức Thành - Chuyên gia về kinh tế cao cấp chia sẻ về các chính sách phục hồi kinh tế trong đại dịch COVID-19
Các diễn giả và chuyên gia trao đổi trong phần tọa đàm

Cụ thể, dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp và khó lường đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp đều chịu tác động bất lợi như sụt giảm doanh thu, khó khăn nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, gián đoạn các chuỗi sản xuất quan trọng… 

Các doanh nghiệp trong ngành kinh tế thế mạnh của Việt Nam như ngành du lịch, kinh doanh dịch vụ lưu trú, vận tải, nông thủy sản, dệt may… đều chịu tác động bất lợi này. Khối doanh nghiệp SME là thành phần kinh tế chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi đây vốn là những doanh nghiệp còn hạn chế không nhỏ về nguồn vốn, nhân lực và thị trường.

Nhận diện được những khó khăn đó, tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đức Thành - Chuyên gia kinh tế cao cấp đã trình bày tham luận về các chính sách của Chính phủ nhằm khắc phục những khó khăn của nền kinh tế, trong đó tập trung vào nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như hỗ trợ giảm chi phí sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tín dụng và điều hành tỷ giá; hỗ trợ thông qua nhóm chính sách tài khóa; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh, tập trung xử lý vướng mắc về lao động.

PGS.TS Nguyễn Đức Thành cho rằng chính sách vĩ mô chủ yếu hiện nay nên mang tính chất tài khóa, chủ yếu thông qua việc cắt giảm các khoản thu, phí… đối với doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy tiến hành các công trình đầu tư công lớn từ nay đến cuối năm để đưa vốn vào nền kinh tế. Song song với quá trình đó, chính sách tín dụng mở rộng cho doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, nhưng không nên tăng trưởng tín dụng quá mạnh, dễ dẫn tới bất ổn vĩ mô. 

Hội thảo thu hút đông đảo khách mời tham dự

Ông Thành cho rằng nên điều chỉnh mục tiêu tổng cung tín dụng dưới 10% trong năm 2020. Bên cạnh đó, ông Thành cũng chỉ ra những cơ hội mà các doanh nghiệp SME cần nắm bắt nhằm tìm ra hướng đi mới cùng những giải pháp phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh khi Việt Nam bước vào trạng thái “bình thường mới”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Minh Bình - Tổng Giám đốc VietinBank chia sẻ: “Một trong những tác động nặng nề do ảnh hưởng từ COVID-19 đến các doanh nghiệp SME, đó là sự thiếu hụt dòng tiền và điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các doanh nghiệp. 

Với vai trò là NHTM Nhà nước lớn, trụ cột, chủ lực của nền kinh tế, VietinBank đã kịp thời đưa ra hàng loạt gói tín dụng với lãi suất trong nhóm thấp nhất thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp SME tiếp cận nguồn vốn giá rẻ. Đặc biệt, bên cạnh các giải pháp tài chính, VietinBank còn tiếp sức cho các doanh nghiệp thông qua các cách làm mới, các giải pháp phi tài chính như tổ chức các buổi hội thảo chuyên sâu, các buổi kết nối giao thương trực tiếp giữa các SME”.

Chia sẻ bên lề hội nghị, ông Lâm Kỷ Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Nguyên Phương cho biết:“Là khách hàng của VietinBank hơn chục năm nay, tôi thấy cách làm của VietinBank luôn luôn kịp thời và đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp, với lãi suất cạnh tranh và thời gian thẩm định nhanh chóng. Lãi suất đã giảm so với trước COVID-19, khoảng 0,5%”.

Song song với các giải pháp thực thi theo các định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN bằng các gói tín dụng ưu đãi, miễn giảm lãi, cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01, VietinBank còn chủ động triển khai các nhóm giải pháp đồng bộ, trong đó nổi bật là gói ưu đãi toàn diện VietinBank SME Stronger.

“Đây là combo tổng thể bao gồm các chính sách linh hoạt về giá (lãi suất và phí); các ưu đãi về sản phẩm, dịch vụ của VietinBank và hệ sinh thái các công ty con, các công ty thành viên; mở rộng các cơ hội kết nối kinh doanh và mở rộng thị trường thông qua các kênh kết nối đa dạng cả online và offline bằng chính mạng lưới rộng khắp của ngân hàng” - ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc Trung tâm Khách hàng phía Nam VietinBank chia sẻ trong phần tham luận tại hội thảo.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ của Hội thảo, các diễn giả cũng tích cực trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan, tạo ra kênh thông tin đa chiều, giúp giải đáp trực tiếp các thắc mắc đến từ các khách mời. Hội thảo đã nhận được sự phản hồi tích cực từ các doanh nghiệp tham gia. Phát biểu đại diện cộng đồng doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Tuệ - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ & Vừa TP. Hồ Chí Minh đánh giá cao cách làm mới của VietinBank trong việc đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các chương trình hội thảo kinh tế chuyên sâu và kịp thời đưa ra các gói tài chính toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn hậu COVID-19.

Là thành phần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp SME  luôn là đối tượng khách hàng chiến lược của VietinBank. Trong nhiều năm qua, VietinBank đã phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao kết hợp với các công ty fintech, tiên phong trên thị trường; tập trung khai thác, triển khai sản phẩm, dịch vụ tại các đối tượng khách hàng như: giáo dục, y tế, hành chính công, hành chính sự nghiệp, Tổng Liên đoàn Lao động… 

Đồng thời tích cực triển khai các chương trình tín dụng: Đồng hành cùng KHDN nhỏ và vừa, Chương trình cho vay lĩnh vực thương mại phân phối... tới KH. Cùng với đó, VietinBank tiếp tục duy trì và phát triển chương trình chăm sóc đặc biệt dành cho các KHDN thuộc danh sách SME Club - Top khách hàng ưu tiên của phân khúc SME tại VietinBank. Trong thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục triển khai tích cực hàng loạt giải pháp kịp thời, thiết thực nhằm tạo động lực phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp SME, góp phần tái thiết nền kinh tế sau đại dịch.

Ngọc Hương

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文