Vụ phá rừng, hợp lý hóa "sổ đỏ" quy mô lớn ở Gia Lai: Tan hoang rừng quý

16:57 26/10/2013
Rừng thông Mang Yang được ví như thiên đường xanh của vùng đất "cổng trời" Gia Lai. Những cánh rừng thông xanh mát ở đây như lá phổi điều hòa cho môi trường sinh thái khu vực, đã được tồn tại khá lâu. Thế nhưng, vì lợi nhuận mà nhiều người đã bất chấp pháp luật, tìm cách "biến" hàng trăm ha rừng thông ở đây thành những khu vườn cá nhân...

Nhìn cảnh hàng trăm ha rừng ở các tiểu khu 496, 499, 501… với các loại thông 3 lá, sao xanh đã bị phá sạch và biến thành nương rẫy, ai cũng cảm thấy đau xót. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, các tiểu khu 496, 499 thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Đoa; tiểu khu 501 với 170ha được giao về chính quyền huyện Mang Yang trực tiếp quản lý. Tuy được phân cấp trách nhiệm quản lý, nhưng khi sự việc xảy ra không ai chịu trách nhiệm và đùn đẩy lẫn nhau. Vì thế, hàng ngàn cây thông bị chặt phá, 150ha rừng cây sao xanh tại tiểu khu 496 đã bị san phẳng, chiếm đất trái phép để buôn bán chuyển nhượng bất hợp pháp. Việc chặt phá này không chỉ ngày một mà kéo dài có hệ thống và tạo thành những vườn tiêu, rẫy cà phê trồi lên giữa những cánh rừng thông vài chục năm tuổi.

Cũng với những thủ thuật tiêu diệt rừng thông như băm vỏ cho cây chết dần, chặt xới gốc, rồi trồng hoa màu và tiếp đến là hợp thức hóa những thửa đất rừng bằng những bản hợp đồng mua bán sang tay, mà những người bán ban đầu luôn là những người dân tộc thiểu số tại địa phương. Những kẻ đứng phía sau những cuộc mua bán đất rừng trái phép ấy đã kiếm trung bình 200 - 250 triệu đồng/ha...

Nông dân Nguyễn N ở thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang, Gia Lai cho biết, xã Đak Djrăng là một trong những điểm mua bán đất rừng thông khá nhiều năm, có người ở tận Lâm Đồng đến hỏi mua 1,6ha với giá 380 triệu đồng. Bà N. kể rằng, hôm trước vì trả lời phỏng vấn báo chí mà ngay sau đó, vườn tiêu gần 300 trụ của gia đình đã bị kẻ xấu chặt phá không thương tiếc. Đi tìm hiểu sâu về những chuyện phá rừng ở Mang Yang, Gia Lai, nhiều người đều ngán ngẩm vì sợ thế lực ngầm phía sau có thể dùng bàn tay che mặt cả "ông trời".

Rừng thông ở Mang Yang, Gia Lai "kêu cứu".

Chính sự buông lỏng và tiếp tay nên vụ việc diễn ra nhiều năm, nhiều đối tượng tham gia kéo dài mà không xử lý nghiêm minh… Cứ mỗi năm giá tiêu, cà phê nhích lên, đất có giá thì những cánh rừng ở Mang Yang, Gia Lai bị "biến" mất dần.

Theo ước tính sơ bộ, từ năm 2005 đến nay, diện tích rừng trồng tại Mang Yang đã giảm đi rất lớn, gần 400ha rừng sản xuất đã bị phá, sử dụng sai mục đích. Riêng tại tiểu khu 501, có trên 100 hộ đã tham gia lấn chiếm đất rừng trái phép…

Theo hồ sơ, năm 2008, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 53/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Gia Lai. Theo đó, các diện tích rừng tại tiểu khu 496, 499, 501 được đo vẽ, in ấn trên bản đồ chú thích từng loại rừng cụ thể. Việc phân định đã rõ, nhưng không hiểu sao đất rừng vẫn liên tục bị chặt phá, rao bán, sang tay và được chính quyền địa phương xác nhận, đóng dấu (?). Nhiều người dân thắc mắc nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng từ phía chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương.

Hằng năm, người dân cứ đến khu vực xã Đak Djrăng, Mang Yang mua đất, lấn chiếm rừng, sinh sống ngày càng đông. Người dân cho rằng, chiếm đất rừng ai cũng biết là sai, nhưng ở đây khá lâu mà không thấy chính quyền nói gì. Bây giờ, nếu có quyết định thu hồi, dân chúng tôi phải chịu, nhưng làm thì phải làm hết cả quả đồi này, kể cả người dân và cán bộ... Dân chúng tôi không biết đã đành, nhưng cán bộ biết sai còn làm thì xử sao?

Lãnh đạo xã Đak Djrăng thì cho rằng không nhận được biên bản bàn giao diện tích rừng tại tiểu khu 501. Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo rà soát lại rừng thì mới biết con số 170ha rừng, nhưng hiện nay cơ quan Công an đo lại chỉ còn khoảng 40ha. Đã có nhiều hộ được UBND huyện Mang Yang cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ("sổ đỏ") trên diện tích đất rừng thuộc tiểu khu 501, trong đó có hộ Vương Ngọc Quang mà theo chủ hộ thì "sổ đỏ" đã cầm cố ngân hàng với lô đất gần 1ha, trên 1.000 trụ tiêu, cà phê cho thu hoạch. Các hộ Chu Thị Tâm, số sổ H01029, diện tích 3.410m2; Nguyễn Quang Tuấn, số sổ H01028 với diện tích 14.136m2... đang được sang nhượng cho các cá nhân khác và hồ sơ được lưu tại UBND xã Đak Djrăng do liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn xã và đã được UBND xã xác nhận cho việc chuyển đổi này…

Tính từ năm 1988 đến 2011, có hàng chục đối tượng tham gia phá rừng với trên 309.000m2 rừng thông bị chặt phá (hộ nhiều nhất trên 23.000m2; ít 1.150m2). Ngoài số hộ chặt phá rừng thông ở vùng lõi, còn có 40 hộ lấn chiếm đất ở vùng ven với diện tích 77.000m2, trong đó có cán bộ chủ chốt của xã tham gia và các đối tượng chặt phá, lấn chiếm trên 18.000m2 đất rừng thông sau đó sang nhượng trái phép, thu lợi bất chính… 

Cụ thể, ngày 22/5/2008, lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang, ông Nguyễn Như Phi đã ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 14.136m2 cho hộ ông Nguyễn Quang Tuấn ở tổ 5-phường Thống Nhất, TP Pleiku và diện tích đất này đã được ông Tuấn chuyển nhượng lại cho ông Cao Văn Sơn trú tại Nhơn Lộc An Nhơn - Bình Định và ông Trương Văn Lý ở thị trấn Kon Dỡng - Mang Yang vào ngày 27/8/2012; giấy chứng nhận quyền sử dụng 10.340m2 đất của ông Chu Văn Chung ở xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây được cấp ngày 19/5/2008 cũng do ông Nguyễn Như Phi ký tên đóng dấu và diện tích này ông Chung cũng đã chuyển nhượng lại cho bà Hồ Thị Mỹ Kim trú tại thị trấn Kon Dỡng, Mang Yang vào ngày 27/8/2012. Điều đáng quan tâm là trong những sổ đỏ, có những sổ đỏ không vào số vào sổ cấp giấy chứng nhận như sổ đỏ ông Nguyễn Văn Hóa ở TP Pleiku với diện tích 43.134m2, do ông Nguyễn Như Phi ký ngày 24/2/2010

Ngọc Như - Ngọc A

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文