Vừa chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất

09:45 05/06/2021
Các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung đã và đang triển khai mạnh mẽ, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào các doanh nghiệp, nhà máy, khu, cụm công nghiệp.

Để thực hiện "mục tiêu kép" của Chính phủ đề ra, vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch (PCD) COVID-19, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, duy trì hoạt động sản xuất, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung đã và đang triển khai mạnh mẽ, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào các doanh nghiệp, nhà máy, khu, cụm công nghiệp.

Điển hình như khu công nghiệp (KCN) THACO Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, là 1 trong 7 KCN đang hoạt động, có hơn 9.300 nhân sự đang làm việc. 

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, KCN THACO Chu Lai đã triển khai các biện pháp quyết liệt để đối phó với dịch bệnh, không để xâm nhập, lây lan làm đứt gãy chuỗi sản xuất và ảnh hưởng đến cộng đồng. 

Ban Chỉ đạo PCD KCN THACO Chu Lai đã xây dựng kế hoạch ứng phó, lập hệ thống cơ sở dữ liệu, đồng thời ban hành các quy định và triển khai đồng bộ các biện pháp PCD trên toàn KCN. 

Bên cạnh đó, đã kiện toàn và lập lại các Tiểu ban PCD cấp cơ sở tại từng công ty, nhà máy. Các tiểu ban có trách nhiệm triển khai các chỉ đạo đến từng cán bộ, nhân viên và kiểm soát việc thực hiện các quy định về PCD của Nhà nước và công ty tại đơn vị; nhanh chóng báo cáo, cập nhật các trường hợp nghi nhiễm hoặc có yếu tố dịch tễ cho Ban Chỉ đạo… 

Nhờ đảm bảo công tác an toàn phòng dịch nên hoạt động sản xuất của KCN THACO Chu Lai được duy trì ổn định; doanh nghiệp vẫn nỗ lực thực hiện các hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới. 

Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu đối với các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp hoạt động phải thực hiện nghiêm ngặt quy định "5K" đối với cá nhân; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, cập nhập lên bản đồ an toàn COVID; nếu không an toàn thì dừng hoạt động để chấn chỉnh. 

Cán bộ, nhân viên, người lao động trong các khu, cụm công nghiệp phải thực hiện khai báo y tế, lịch trình đi lại theo quy định. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có khu công nghiệp, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, cần quyết liệt chỉ đạo, kiểm tra việc đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách; các nhà ăn tập thể phải bố trí ngồi giãn cách, có rào chắn... theo quy định PCD COVID-19; đặc biệt không cho phép người không khai báo y tế đến làm việc; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kể cả xử lý hình sự và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xét nghiệm diện rộng cho công nhân ở các khu công nghiệp tại TP Đà Nẵng.

Theo ông Trần Văn Tỵ, Phó trưởng Ban Quản lý KCN và khu công nghệ cao Đà Nẵng, TP Đà Nẵng là địa phương có nhiều KCN tập trung, đầu mối lưu chuyển hàng hóa lớn nhất tại khu vực miền Trung và cả nước; với  6 KCN, 1 khu công nghệ cao và 500 dự án, thu hút hơn 77.000 công nhân lao động. 

Không để dịch COVID-19 xâm nhập vào các doanh nghiệp sản xuất, không để xảy ra đứt gãy, gián đoạn hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhằm đảm bảo vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế hiệu quả, Ban Quản lý đã yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, đơn vị kinh doanh thành lập Tổ an toàn COVID-19 tại mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp, công ty trong các KCN; thành lập các đoàn kiểm tra đến từng doanh nghiệp tổ chức phương án kinh doanh "3 tại chỗ" (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ và ở tại chỗ), với những biện pháp an toàn nhất cho PCD. 

Đến nay, đã có 415/415 doanh nghiệp tại các KCN thành lập Tổ an toàn COVID-19 theo tinh thần "mỗi phân xưởng, dây chuyền sản xuất, tổ sản xuất, vị trí làm việc các nhà máy thành lập ít nhất một Tổ an toàn COVID-19". 

Chính nhờ triển khai hàng loạt giải pháp phòng dịch này, 100% công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao của TP Đà Nẵng đã được triển khai lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Hơn 60.000 người lao động trên toàn TP Đà Nẵng đều có công việc giữa mùa dịch, việc vận hành sản xuất, lao động tại các nhà máy, xí nghiệp không phải gián đoạn. 

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế có 84 làng nghề, 9 cụm công nghiệp, 2 khu kinh tế, 6 KCN với hơn 33.000 lao động. Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế trong 5 tháng đầu năm 2021 tiếp tục ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng. 

Qua kiểm tra thực tế về công tác PCD COVID-19 tại các KCN, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, khẳng định, các doanh nghiệp đã nghiêm túc thực hiện bộ tiêu chí nhà máy an toàn nhưng không vì thế mà chủ quan, lơ là. 

Rút bài học kinh nghiệm từ các ổ dịch trong các KCN ở một số tỉnh, thành, Ban Quản lý các KCN, các nhà máy, xí nghiệp cần phải nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong PCD; cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ nhà máy, xí nghiệp an toàn trước những diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh COVID-19; nghiêm túc thực hiện các biện pháp PCD theo hướng dẫn của cơ quan chức năng để thực hiện được "mục tiêu kép" mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo là vừa tập trung lao động sản xuất, phát triển kinh tế và vừa ngăn ngừa nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập…

Nhóm PV miền Trung

Liên quan vụ sạt lở đất đá tại một cung đoạn ở đèo Khánh Lê trên tuyến đường quốc lộ 27C nối Nha Trang (Khánh Hòa) với Đà Lạt (Lâm Đồng) như Báo CAND đã thông tin, đến 17h30' chiều nay 15/12, công tác khắc phục hậu quả vẫn còn đang được triển khai nhưng gặp rất nhiều khó khăn.

Nói đến đặc công nước là nhắc đến một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ đã đi vào huyền thoại với lối đánh thủy chiến truyền thống và độc đáo. Để trở thành những chiến sĩ đặc công nước “đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”, CBCS Lữ đoàn Đặc công nước 5 luôn phải đối mặt với hiểm nguy.

Trong xã hội hiện đại, “deadline” không chỉ là một cụm từ quen thuộc mà còn trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người trẻ. Không ít người đã bị cuốn vào guồng quay của công việc, chạy đua với thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, đến mức kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí có người phải nhập viện. Khoa học gọi đây là hội chứng “burn out” (cháy sạch). Đây là một thực trạng đáng báo động, phản ánh mặt trái của lối sống và làm việc quá tải mà người trẻ đang đối mặt.

Ngày 15/12, Công an huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) vừa phối hợp các lực lượng chức năng bắt giữ thành công 1 đối tượng quốc tịch Lào, thu giữ 18.000 viên ma túy tổng hợp sau 2 ngày đầu ra quân thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Những hạn chế, vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội là vấn đề đã khiến nghị trường Quốc hội “nóng” lên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV vừa qua. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Nghị quyết về "Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội".

Đảng ủy, Ban Biên tập cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ, phóng viên, nhân viên Báo CAND xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới đồng chí Đặng Thị Huyền cùng gia đình. 

Ngày 15/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Cố ý gây thương tích” đối với Võ Duy Khang (SN 2005, trú ở xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (địa chỉ trụ sở tại số 238 Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) do ông Trịnh Đình Khoa, SN 1973 ở thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định đứng tên làm Giám đốc.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Sông Hinh (Phú Yên) ngày 15/12 cho biết, vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Đe dọa giết người” đối với  Nguyễn Duy Tân (SN 1994, trú khu phố Bắc Lý, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文