Vướng mắc giải ngân vốn đầu tư công

08:00 23/05/2021
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 Bộ được giao là 9.846 tỷ đồng. Trong đó, vốn trong nước, gồm cả vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) là 7.001 tỷ đồng, vốn ODA 2.845 tỷ đồng.

Đến nay, tỷ lệ giải ngân đã đạt 22,1% và phấn đấu 6 tháng đầu năm đạt khoảng 42,8%. Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT nêu rõ, Bộ hiện đang phải đối mặt không ít khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công.

Cụ thể, những dự án quy mô lớn, kế hoạch vốn năm 2021 nhiều, chính quyền địa phương đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng gồm: 2 dự án Hồ Cánh Tạng (tỉnh Hòa Bình) và hồ Krông Pách Thượng (tỉnh Đắk Lắk). Những dự án thiếu kinh phí giải phóng mặt bằng (GPMB) và vốn đối ứng của các địa phương đã cam kết là: Cánh Tạng, Bản Lải, Ngòi Giành, Rào Nan… 

Với các dự án ODA, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết: Một số dự án phải kéo dài thời gian thực hiện (do dịch COVID-19); không được sử dụng vốn nước ngoài chi trả thuế giá trị gia tăng (VAT) và chi thường xuyên phải điều chỉnh chủ trương đầu tư. 

Dự án hồ Krông Pách Thượng (tỉnh Đắk Lắk) đang được đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

Theo Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư giống như thủ tục phê duyệt mới, phải qua nhiều bước, lấy ý kiến nhiều bộ, ngành nên mất thời gian (thường hơn 6 tháng). Đặc biệt, một số dự án chỉ gia hạn thời gian thực hiện cũng phải thực hiện theo quy trình trên. Khó khăn, vướng mắc còn là mô hình quản lý một số dự án không phù hợp, như Chương trình kỹ năng và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế toàn diện (vay vốn ADB, mua sắm thiết bị cho 17 trường dạy nghề thuộc 4 Bộ).

Ngoài ra, việc đấu thầu mua sắm thiết bị do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) là chủ dự án tổ chức và chỉ triển khai khi tất cả các trường hoàn thành phê duyệt danh mục, thông số thiết bị. Do vậy, các trường thuộc Bộ NN&PTNT rất bị động, khó giải ngân kế hoạch vốn được giao. 

Đối với các dự án (khoảng 11 dự án vốn TPCP) có thể giải ngân cao hơn kế hoạch, Bộ triển khai gấp các thủ tục để tăng khối lượng giải ngân. Đối với các dự án ODA, khi đàm phán Hiệp định, Sổ tay hướng dẫn thực hiện cần giảm tối đa số lượng gói thầu xem xét trước, quy định rõ thời gian tối đa để nhà tài trợ xem xét, chấp thuận về hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung hợp đồng.

Trước thực trạng trên, Bộ NN&PTNT đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các dự án ký Hiệp định trước khi có Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong tình hình mới cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên đã quy định dùng vốn nước ngoài cho chi thường xuyên, chi trả thuế VAT thì tiếp tục thực hiện theo Hiệp định. 

Bộ này cũng đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để tháo gỡ khó khăn theo hướng trường nào hoàn thành hồ sơ thì Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện tổ chức đấu thầu trước, trường nào chưa hoàn thành thì tách để lại đấu thầu sau. Với Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ NN&PTNT đề nghị báo cáo Chính phủ sửa đổi Nghị định số 56/2020/NĐ-CP theo hướng tinh giản thủ tục khi điều chỉnh chủ trương dự án, đặc biệt các dự án chỉ điều chỉnh kéo dài thời gian thực hiện dự án dưới 6 tháng.

Chi Linh

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文