Xuất khẩu cá ngừ sang Hàn Quốc tăng mạnh

17:54 27/08/2012
Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Hàn Quốc đã đạt 4.939.816 USD, tăng 1.468% so với cùng kỳ năm ngoái.

Do thị trường truyền thống là châu Âu và Mỹ gặp nhiều bất ổn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế nên các doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường khác, trong đó cố gắng củng cố và gia tăng thị phần trên thị trường Hàn Quốc.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), năm 2011, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 540.980 USD. Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã đạt 4.939.816 USD, tăng 1.468% so với cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng tươi/sống/đông lạnh mã HS03 (trừ cá ngừ mã 0304) chiếm tới 96,4%.

Đánh bắt cá ngừ đại dương ở Phú Yên. Ảnh: TTXVN.

Theo thống kê của Ủy ban Nghề cá Tây - Trung Thái Bình Dương (WPCFC), Hàn Quốc là 1 trong 5 nước khai thác cá ngừ lớn nhất thế giới, đánh bắt khoảng hơn 200.000 tấn cá ngừ các loại mỗi năm, chủ yếu từ khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương. Tuy nhiên, những năm gần đây khu vực này đang bị hạn chế đánh bắt nên Hàn Quốc tăng cường nhập khẩu cá ngừ từ các nước.

Năm 2011, giá trị nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc đạt 3,83 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2010. Bảy nước xuất khẩu thủy sản chủ yếu sang Hàn Quốc, chiếm tới 75% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của nước này trong năm qua là Trung Quốc 1,7 tỷ USD, tiếp theo là Nga: 661 triệu USD, Việt Nam: 477 triệu USD, Nhật Bản: 163 triệu USD, Mỹ: 142 triệu USD, Na Uy: 138 triệu USD và Thái Lan: 130 triệu USD

PV

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

Giữa thung lũng có một “tọa độ chết” được đánh dấu, nơi đó được gọi bằng những cái tên rất hãi hùng như “cái rốn da cam”, “vùng đất chết” khi mang trong đất sự hủy diệt của chiến tranh còn sót lại. Nhưng, nhiều nỗ lực đã giúp hồi sinh vùng đất này tươi xanh như từng có.

Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Bình hành trình khát vọng - phát triển” diễn ra tối 2/6, cùng nhiều hoạt động khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文