Xuất khẩu gạo: Cần tổ chức lại sản xuất để tính chuyện đường dài

09:29 11/05/2015
Trong tình thế khó khăn của xuất khẩu gạo, khi đang bị cạnh tranh gay gắt về giá bởi gạo giá rẻ từ Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan, Việt Nam phải tìm ra con đường của riêng mình để phát triển ổn định lâu dài.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á (Bộ Công Thương), năm 2013 được coi là thời kỳ “hoàng kim” cho gạo Việt Nam sang châu Phi khi đạt kim ngạch trên 2 triệu tấn, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam. Châu Phi trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, kim ngạch đã giảm nhanh chóng trong năm 2014, chỉ đạt 425,7 triệu USD, do gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với gạo của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan và do gạo Việt Nam cung cấp “chệch” so với nhu cầu của thị trường.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm nay chủ yếu là gạo thơm, quanh dòng jasmine, đặc biệt tăng trưởng nhanh ở thị trường châu Phi (trên 27%), nhưng gạo trắng lại tiếp tục giảm. Theo Hiệp hội Lương thực (VFA), năm ngoái, xuất khẩu gạo trắng vào châu Phi đã giảm trên 60%, năm nay lại tiếp tục giảm nên chỉ còn khoảng 40% sản lượng so với năm trước.

Cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo ngày càng gay gắt.

Phân tích của VFA cho thấy, gạo trắng vẫn là loại gạo châu Phi có nhu cầu lớn, nhưng gạo Việt Nam lại bị giảm bởi 2 lý do: Gạo trắng của Việt Nam chủ yếu là giống IR 50404, có đặc điểm là cứng so với sở thích của người châu Phi.

Bên cạnh đó, giá của gạo Thái Lan và một số nước cạnh tranh cũng rẻ, chênh lệch 20 - 30 USD/tấn. Tuy vậy, điểm cốt yếu vẫn là chất lượng gạo, mà nếu Việt Nam không giải quyết điểm này, lượng xuất khẩu dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm. Khi mua tạm trữ, Hiệp hội cũng để ý thấy trên 50% là gạo trắng thông dụng, trong khi mặt hàng này đang tiêu thụ khó khăn.

Theo ông Huỳnh Thế Năng – Phó Chủ tịch VFA, Tổng Giám đốc Vinafood 2, ở thị trường Đông Nam Á, các khách hàng lớn của Việt Nam như Philippines, Indonesia, Malaysia đều “chịu” gạo trắng thường và phải có mặt hàng này thì giá mới cạnh tranh. Đặc điểm của IR 50404 là sản xuất dễ (chu kỳ 90 ngày, trong khi các gạo khác lên tới 140 ngày), năng suất cao, gạo Việt Nam cạnh tranh được trên thị trương Đông Nam Á là nhờ IR 50404. Tuy nhiên, phải căn cứ trên nhu cầu từng thị trường để tổ chức sản xuất cho phù hợp, có đủ một lượng cung ứng cho thị trường Đông Nam Á, còn lại phải đổi giống để “tái chiếm” thị trường châu Phi.

“Ngắn hạn thì đã rõ, các yếu tố cho thấy thị trường gạo có thể sôi động trở lại vào cuối tháng 5 cho đến tháng 7. Tuy nhiên, về dài hạn, tôi thay mặt Hiệp hội và Vinafood 2 có nhận định này: Chúng ta có 2 loại gạo mình đang đưa ra thị trường. Gạo thơm đang có con đường riêng, dòng jasmine xuất khẩu được khoảng 500 – 600 USD/tấn. Nếu chúng ta làm cánh đồng mẫu lớn, gắn luôn với quá trình chuyển hoá giống, chất lượng, quy trình sản xuất... chúng ta sẽ có thị trường của mình, bởi giống gạo thơm các nước có giá từ 800 USD/tấn trở lên. Riêng gạo trắng, chỉ trồng một lượng đủ để cung cấp cho thị trường Đông Nam Á, còn lại chuyển đổi giống để đáp ứng yêu cầu của thị trường châu Phi. Cả 2 điều này đều phải tổ chức lại sản xuất nên vai trò của ngành Nông nghiệp và các địa phương là hết sức quan trọng. Cần tổ chức lại hệ thống giống, phương thức canh tác và hậu cần kỹ thuật. Nếu làm tốt được 3 khâu này, cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp định lại thị trường, thì sẽ giữ được cả trước mắt và lâu dài” – ông Huỳnh Thế Năng hiến kế.

Được biết, sau khi lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, song song với những hoạt động tổ chức các buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với các thị trường có nhiều tiềm năng như Bờ Biển Ngà, Angola…, hiện Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á đã xây dựng và trình Bộ Công Thương xem xét Đề án xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi.

Khi được thông qua, đề án này kỳ vọng sẽ tạo một cú hích lớn trong xuất khẩu gạo sang châu Phi khi DN được hỗ trợ nhiều hơn về các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ mở kho ngoại quan tại các thị trường có nhu cầu lớn như Angola, Bờ Biển Ngà, Cameroon… để đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp, tránh những rủi ro khi xuất khẩu qua trung gian. Bên cạnh đó, từ thông tin của các thương vụ tại nước ngoài và kinh nghiệm của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, Bộ Công Thương cũng khuyến cáo doanh nghiệp nên hướng thêm tới phân khúc sản phẩm có chất lượng tốt như gạo thơm, gạo đồ... bởi đây là dòng sản phẩm có nhu cầu rất lớn. Đơn cử như Nigeria là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với khoảng 2 triệu tấn/năm, chủ yếu là gạo đồ, nhưng lượng gạo đồ từ Việt Nam xuất khẩu còn thấp do chi phí sản xuất cao.

Trong bối cảnh phải cạnh tranh rất gay gắt với gạo giá rẻ từ Ấn Độ và Thái Lan, đầu tư sản xuất các phân khúc gạo đặc thù, có chất lượng chính là “chìa khóa” cho xuất khẩu gạo trong dài hạn.

Nam Phương

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文