Xúc tiến thương mại Quốc tế: Điều cần biết cho doanh nghiệp

09:31 01/12/2007
Sáng 30/11, tại TP HCM, Hội Lương thực thực phẩm TP HCM phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức Hội thảo "Kinh nghiệm xúc tiến thương mại quốc tế hiệu quả cho doanh nghiệp ngành thực phẩm". Tại hội thảo, 3 thị trường xuất khẩu đã được nhiều doanh nghiệp tìm hiểu đó là EU, Malaysia và Nhật Bản…

Với thị trường EU, theo nhận định của nhiều chuyên gia thì đây là thị trường "sang trọng" và "khó tính". Theo thạc sĩ Nguyễn Cảnh Cường - Tổ trưởng Tổ tổng hợp, Vụ châu Âu: Dự báo xuất khẩu vào EU năm 2007 tăng khoảng 20% so với năm 2006.

Trong đó, thủy sản tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng cao, dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt ngưỡng 1,5 tỷ USD (tăng 49%).

Tuy nhiên, nhóm hàng thực phẩm, kể cả nông sản và thủy sản, đang gặp phải những rào cản kỹ thuật khá cao. Riêng nhóm hàng có nguồn gốc động vật như: Thịt lợn, thịt bò, thịt gà thì chưa thể xuất khẩu vào EU được vì hiện nay Việt Nam không có cơ quan quản lý thú y nông nghiệp được tổ chức này công nhận.

Việt Nam cũng chưa đăng ký xuất khẩu nhóm mặt hàng này vào thị trường đầy tiềm năng này. Còn với thị trường Malaysia, được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Bà Phạm Thị Thanh Hà -  đại diện Công ty Expomal International và Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia tại Việt Nam lưu ý, các doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường lương thực, thực phẩm Malaysia, cần chú ý những đặc điểm về thói quen ăn uống, đặc trưng văn hóa của Malaysia.

Đó là, người Malaysia cuối tuần thường thích ra ngoài ăn và thích ăn những món lạ với mức giá không quá cao. Các quán ăn Việt Nam tại đây thường rất đông khách và thực phẩm Halal được rất nhiều người ưa chuộng (cả những người không phải là người Hồi giáo) và tại đây có rất nhiều công ty nhập khẩu hàng không chỉ bán trong nước, mà còn tiếp tục xuất khẩu đi nước khác.

Các đối tác Malaysia mong muốn các công ty Việt Nam giới thiệu những thông tin về công ty, sản phẩm một cách rõ ràng. Làm việc đúng hẹn, có website, name card khi làm việc và thường xuyên cập nhật thông tin mới cho đối tác.

Nổi tiếng khó tính với đối tác, có thể nói đó là thị trường Nhật Bản. Những mặt hàng xuất khẩu mà thị trường này đang và sẽ có nhu cầu lớn gồm: Thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ thịt lợn, rau quả tươi và hoa tươi. Tuy nhiên, thị trường này tiếp cận được không phải đơn giản.

Ông Nguyễn Bảo, Vụ trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công thương cho rằng: "Các doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng chữ "tín" trong quan hệ bạn hàng và thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết trong hợp đồng đã ký kết. Các doanh nghiệp Nhật Bản thường có quá trình tìm hiểu kỹ càng về các đối tác tiềm năng trước khi có quyết định làm ăn lâu dài, đôi khi chỉ là những hợp đồng với số lượng không lớn. Điều đó lý giải tại sao nhiều doanh nghiệp Việt Nam có kết quả kinh doanh rất tốt ở thị trường Mỹ, EU nhưng lại chưa có kết quả tốt ở thị trường Nhật Bản".

Ông Bảo cũng chỉ ra những rào cản ở thị trường này, rào cản lớn nhất là các yêu cầu về kỹ thuật đối với hàng nông sản, thủy sản. Kể từ ngày 29/5/2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi đối với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản, thắt chặt các quy định và bổ sung một số dư lượng hóa chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hóa chất cho phép.

Tôm và mực xuất khẩu của Việt Nam đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100% toàn bô å lô hàng xuất khẩu vào Nhật Bản do có dư lượng chất Cloramphenicol trong thủy sản.

Người tiêu dùng Nhật Bản có thẩm mỹ cao, chú ý đến từng chi tiết, tính tiện dụng dịch vụ hậu mãi của sản phẩm… tại thị trường này, hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng giá cả rất cao so với giá nhập khẩu.

Vì vậy, một yêu cầu đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý. Để thiết lập và duy trì mối quan hệ lâu dài với các công ty Nhật Bản, sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau là yếu tố quyết định thành công.

Việc cung cấp những thông tin cần thiết cho đối tác, bao gồm giới thiệu về công ty, catalogue giới thiệu sản phẩm, mẫu hàng, bảng giá… cho đối tác Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý

T.Hà - M. Tâm

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phân công 3 tổ công tác đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty TNHH Hasa Mặt Trời tại huyện Hàm Tân.

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Tối 2/5, trận mưa đá kéo dài chừng 30 phút tại một số địa bàn như Mai Sơn, TP Sơn La đã gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文