Amazon bán rơm giá từ 80 - 100 USD/tấn, Việt Nam đốt bỏ?

20:45 21/10/2021

Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam đã lãng phí cả tỉ USD khi hàng năm có 43 triệu tấn rơm nhưng chỉ một phần rất nhỏ được tái sử dụng. Trong khi đó, mỗi tấn rơm được rao bán trên Amazon giá từ 80 - 100 USD/tấn.

Việt Nam lãng phí cả tỉ USD

Ông Chinh cho biết tại tọa đàm giải pháp phát triển nguyên liệu tận dụng phụ phẩm sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm phụ thuộc nhập khẩu do Trung tâm Khuyến nông quốc gia, do Báo Nông thôn ngày nay tổ chức chiều 21/10 tại Hà Nội: “Tỉ lệ thóc, rơm là 1/1. Mỗi năm Việt  Nam có khả năng sản xuất 43 triệu tấn thóc, theo đó sẽ có 43 triệu tấn rơm. Nhưng Việt Nam chỉ sử dụng được khoảng 23% sử dụng lại cho mục đích chăn nuôi, một phần sử dụng trong trồng trọt, còn đa phần là đang để phí hoài, chưa tái sử dụng được, hoặc nông dân đốt bỏ, hoặc để phân hủy trong tự nhiên.

Ông Chinh cho rằng, mỗi tấn rơm được rao bán trên Amazon có giá từ 80-100 USD, nhưng Việt Nam lại bỏ lãng phí cả tỉ USD khi đến gần 50% phụ phẩm rơm bị vứt bỏ. Đây là tiềm năng lớn nhưng Việt Nam chưa tận dụng hết vì thiếu thốn về công nghệ. Muốn khai thác phụ phẩm rơm từ cây lúa, cần có công nghệ và cơ giới hóa đồng bộ, ví dụ có máy móc để đồng thời vừa tuốt lúa, vừa đóng vào bao, phun hóa chất để biến rơm thành phụ phẩm để xuất khẩu.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT. Ảnh: N.Chương

Cũng theo ông Chinh, để tái sử dụng được nguồn phụ phẩm này thì yếu tố quan trọng là công nghệ và sản xuất ở quy mô lớn. Ở Nhật Bản hiện đã có những dây chuyển công nghệ, khi thu hoạch lúa thì đồng thời thu gom và nghiền rơm, sau đó phun chế phẩm sinh học đóng luôn thành từng bao ủ chua làm thức ăn nuôi bò. Khảo sát tại Việt Nam nếu áp dụng công nghệ này vào đồng bằng sông Cửu Long thì sẽ tận dụng, tái chế thì sẽ tạo ra khối lượng lớn thức ăn phục vụ ngành chăn nuôi.

“Bộ NN&PTNT đang xây dựng riêng một Nghị định tạo cơ chế, chính sách để thúc đẩy người dân, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, để phế phẩm của ngành này đồng thời là nguyên liệu đầu vào sản xuất của ngành kia, trong đó sẽ đẩy mạnh việc tái chế sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, từng bước thay thế và giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu”, ông Chinh nói.

Gần 50% phụ phẩm rơm đang bị vứt bỏ.

Tương tự, ngành chăn nuôi với 61,4 triệu tấn phân gia súc gia cầm, chỉ tận dụng được 23% để sản xuất phân bón hữu cơ. Còn ở ngành trồng trọt khoảng 88,9 triệu tấn nhưng chỉ đang tận dụng được 52% phụ phẩm, còn lại 48% thì để phí hoài thối ngoài tự nhiên hoặc bị đốt bỏ.

Ông Chinh cho biết thêm, thực tế nguồn phụ phẩm nông nghiệp có tiềm năng rất lớn như rơm, thân cây chuối, vỏ dưa hấu… nếu có công nghệ thì vẫn có thể chuyển sang làm thức ăn chăn nuôi.

“Chỉ có ngành thủy sản là tận dụng tốt nhất phụ phẩm sau chế biến, điển hình là tách chiết collagen trong da cá tra để làm mỹ phẩm (colagell), vảy cá được sấy khô, nghiền  nhỏ để chế biến nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thậm chí xuất khẩu”, ông Chinh chia sẻ.

Cần có một chiến lược tổng thế về phát triển thức ăn chăn nuôi

Theo Bộ NN&PTNT, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT xây dựng 5 đề án trong đó có Đề án công nghiệp hóa thức ăn chăn nuôi, giảm 5-10% nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bộ NN&PTNT cũng đã giao Cục Chăn nuôi xây dựng dự thảo Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, trong đó có giải pháp quan trọng là tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp với khối lượng lên đến hàng trăm triệu tấn.

Theo đó, cần chủ động 1 phần nguồn nguyên liệu, cụ thể là ngô và đậu tương. Phải có các cánh đồng mẫu lớn để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới đưa máy móc vào, mà muốn làm được điều này phải sửa Luật Đất đai, cho tăng ngưỡng số lượng đất đai được tích tụ. Bên cạnh đó, cần sử dụng hiệu quả nguồn phế phụ phẩm lớn, coi đây là đầu vào hay nói đúng hơn là thực hiện nông nghiệp tuần hoàn.

Trong mối quan hệ tương hỗ, ngành trồng trọt đang chú trọng chuyển đổi nhanh diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất chăn nuôi; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; áp dụng quy trình chăn nuôi để tiết kiệm chi phí đầu vào, tạo ra sản phẩm chăn nuôi chất lượng, giá thành hạ. Đồng thời, phấn đấu giảm khâu trung gian, đại lý để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi..

 8 tháng năm 2021, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã tăng đột biến, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, Chính phủ cần có một chiến lược tổng thế về phát triển thức ăn chăn nuôi. Cần có giải pháp về chính sách, trước hết là về vốn tín dụng ưu đãi, thuế, đất đai... Theo ông Sơn, Việt Nam xuất khẩu gạo nhiều, tuy nhiên chúng ta đang không những nhập thức ăn tinh mà nhập cả thức ăn thô. Về nhóm nguyên liệu giàu đạm cần thúc đẩy phát triển sản xuất bột cá. Một vấn đề rất quan trọng nữa, đó là gần như chúng ta phải nhập khẩu 100% các nguyên liệu khoáng và vitamin.

"Có thể chuyển một số giống lúa chất lượng cao sang một số giống lúa chất lượng thấp nhưng có năng suất cao để làm thức ăn chăn nuôi, đưa ngô sinh khối, ngô biến đổi gen vào sản xuất làm nguyên liệu thức ăn. Thứ 2 chúng ta phải tăng diện tích trồng đỗ tương để chế biến thức ăn chăn nuôi. Diện tích trồng đỗ tương hiện nay chỉ đủ làm đậu phụ cho người dân ăn", ông Sơn nói.

Ngọc Yến

Từ ngày 1/1/2025, khoảng 100.000 đơn vị trên cả nước chính thức thực hiện tổng kiểm kê tài sản công (TSC). Mục tiêu của việc kiểm kê là để nắm được thực trạng  TSC về mặt số lượng, giá trị, cơ cấu, hiện trạng sử dụng..., làm cơ sở để hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng TSC.

Ngày 1/1, thông tin từ Công an quận Hải An (TP Hải Phòng) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một phụ nữ 65 tuổi cùng con trai 36 tuổi tử vong sau bữa ăn trưa.

Chiều 1/1/2025, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên tuyến đường Phạm Hùng (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ của tổ công tác sử dụng camera nghiệp vụ để ghi hình người vi phạm giao thông, nhất là lỗi không tuân thủ đèn tín hiệu (vượt đèn đỏ).

Ngày 1/1/2025, Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết, vừa đột kích vào quán karaoke Nice (phường Tân Phú, TP Đồng Xoài), giải cứu nhiều cô gái. Trong đó, có những cô gái chỉ 13 - 15 tuổi bị "sập bẫy" nợ, bị "giam lỏng" trong thời gian dài để buộc làm công việc không mong muốn.

Ngày 1/1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Thị Ngọc Ánh (SN 1998, ngụ xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) để điều tra về hành vi giết người. Ánh là người dùng dao đâm bạn trai sống cùng mình tại phòng trọ, khiến nạn nhân tử vong.

Vào ngày 5/1 tới đây, Đội tuyển Bóng đá Việt Nam sẽ tham gia thi đấu trận chung kết ASEAN Cup lượt về ở Sân vận động Rajamangala (Bangkok, Thái Lan). Sự kiện này đã khiến vé máy bay từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đi Bangkok trở nên "sốt", giá vé tăng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文