Bình Dương nỗ lực thu hút lao động và hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn

08:20 31/10/2021

Tính đến cuối tháng 10/2021, Bình Dương có hơn 4.500 doanh nghiệp (DN) đăng ký hoạt động sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” và “3 xanh” với tổng số lao động trên 700.000 người.

Dự kiến đến giữa tháng 11 số doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh đạt trên 80% so với bình thường như trước đây với khoảng hơn 1 triệu lao động. Để giải quyết bài toán về lao động, Bình Dương đã và đang tính toán, áp dụng nhiều giải pháp để thu hút, đón người lao động (NLĐ) trở lại Bình Dương làm việc cũng như hỗ trợ DN khôi phục sản xuất.

Hoạt động sản xuất tại một công ty gỗ ở Bình Dương.

Từ đầu tháng 10/2021, hầu hết các DN trên địa bàn Bình Dương đều có phương án quay lại sản xuất kinh doanh bình thường. Tuy nhiên trong cũng khoảng thời gian này, Bình Dương có khá nhiều NLĐ tạm trú trên địa bàn đã trở về quê sau thời gian dài mệt mỏi chống chọi với dịch bệnh. Vì thế, đã gây thiếu hụt nguồn lao động.

Tuy nhiên, theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Dương, vẫn có một số nguồn lao động có thể thay thế được. Trong 9 tháng đầu năm 2021, Bình Dương có 866 DN tạm dừng kinh doanh có thời hạn, 382 DN đã giải thể dẫn đến hàng chục ngàn lao động bị mất việc, dừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động…

Mặc dù số lượng NLĐ này vẫn có nhu cầu tìm việc, DN có nhu cầu tuyển dụng nhưng do dịch bệnh, bị phong tỏa, giãn cách nên hai đối tượng này đã “không gặp được nhau”. Khi Bình Dương trở lại “bình thường mới” số lao động này phần nào đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các DN bị thiếu hụt lao động.

Mặt khác, qua thời gian xảy ra dịch bệnh, số lao động tự do rất khó khăn do không được hưởng các chính sách về bảo hiểm như lao động có hợp đồng lao động nên có xu hướng chuyển sang làm công nhân.

Ngoài ra, theo Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bình Dương, trong giai đoạn trong và sau dịch, nhằm cắt giảm chi phí, các DN hạn chế tuyển dụng lao động thuộc các ngành nghề như bảo vệ, chăm sóc khách hàng, giao nhận, lễ tân… nên cũng đã dôi ra một lượng lao động đáng kể. Lực lượng này có thể bù đắp cho số lao động trực tiếp sản xuất bị thiếu hụt.

Về phía các DN, để tự cứu mình, nhiều DN đã triển khai các giải pháp đón lao động trở lại làm việc. Bên cạnh nâng cao chế độ phúc lợi, DN còn tổ chức xe đưa đón hoặc sắp xếp chỗ ở cho công nhân; thưởng tiền động viên tinh thần.

Trên thực tế, hầu hết những công ty có chính sách tốt cho NLĐ như  Công ty Esquel, KCN VSIP 1 (TP Thuận An), Công ty Esquel Việt Nam, Công ty Showa Gloves… đều giữ chân NLĐ, không ai về quê hay bỏ việc.

Trong một diễn biến khác, số lượng công nhân, NLĐ về quê trước khi dịch bùng phát và sau khi Bình Dương nới lỏng giãn cách cũng đang lần lượt trở lại Bình Dương tìm việc làm.

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, để tránh đứt gãy nguồn cung ứng lao động khi DN trở lại sản xuất, Bình Dương đang thực hiện kế hoạch phối hợp thu hút, đưa đón người lao động từ các tỉnh, thành phố khác trở lại Bình Dương làm việc.

Trong giai đoạn từ nay đến hết ngày 20/11, NLĐ ngoại tỉnh dù đã tiêm hay chưa tiêm vaccine, nếu có nhu cầu trở lại Bình Dương làm việc đều được đưa đón tận nơi, theo danh sách mà DN đã đăng ký với cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương.

Trường hợp NLĐ tự đăng ký nhu cầu đến Bình Dương làm việc thì chủ động liên hệ với đầu mối là Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội của địa phương nơi NLĐ cư ngụ để được hỗ trợ đưa đón. Khi đến Bình Dương NLĐ sẽ được ưu tiên tiêm vaccine trước khi vào nhà máy sản xuất.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương còn tổ chức nhiều cuộc đối thoại với các DN để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh mối quan tâm về thiếu hụt lao động, đại diện các DN cũng lo ngại về hồ sơ, trình tự, thủ tục phê duyệt phương án khi hoạt động trở lại; quy định về xét nghiệm cho công nhân nhà máy; nguồn vốn sau thời gian chống dịch, cần được hỗ trợ bằng những khoản vay ưu đãi dài hạn...

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh chỉ đạo các ban ngành, địa phương cần tích cực tạo điều kiện tối đa để DN quay trở lại hoạt động sớm nhất.

Trước nhất là đẩy nhanh tổ chức tiêm vacine đủ 2 mũi cho NLĐ tại các KCN, lao động hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ, logistics, xuất, nhập khẩu,… để duy trì sản xuất, ngăn chặn tình trạng đứt gãy chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Đồng thời chú trọng đặc biệt đến NLĐ ngoại tỉnh tại các thành phố, thị xã tập trung nhiều DN để tạo tâm lý tốt, giữ chân NLĐ, ổn định xã hội. Tích cực đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch. Kịp thời có những chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nhà ở,… cho NLĐ khi trở lại Bình Dương làm việc.

Mới đây, trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, ông Tào Bằng Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định, Bình Dương có nhiều chính sách, giải pháp phục hồi thị trường lao động khá tốt.

Thời gian tới Bình Dương cần khảo sát, thu thập thông tin chính xác nhu cầu nguồn lao động, trình độ lao động… của DN để có giải pháp phù hợp cùng DN tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất. Ngoài ra, tỉnh cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ NLĐ về thuê nhà trọ, sinh hoạt, đi lại…

Mã Hải

Người dân phấn khởi nhận nhà mới, yên tâm phát triển kinh tế và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Họ cam kết giữ gìn ngôi nhà, tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngày 4/11, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm". Hội thảo nhằm mang đến những giải pháp tổng thể cho an toàn giao thông xe máy ở Việt Nam và góp phần chia sẻ với các quốc gia khác trên thế giới.

Bức xúc khi chứng kiến đối tượng trộm cắp xe máy giữa ban ngày, anh Nguyễn Công Định (ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận) đã lao thẳng xe vào tên trộm rồi sau đó cùng người dân khống chế thành công đối tượng trộm cắp xe máy.

Tối 4/11, Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đã tạm giữ hình sự đối với Lê Minh Trung (SN 1977; ngụ huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Ngày 3/11, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam về thành tích đấu tranh, triệt phá đường dây sử dụng không gian mạng hoạt động mua bán trái phép chất ma tuý, thu lợi bất chính hơn 30 tỷ đồng.

Ngày 3/11, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Công an tỉnh Sơn La về thành tích đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文