Các giải pháp chuyển đổi số giúp doanh nghiệp Việt vươn xa

06:05 21/09/2023

Nhiều doanh nghiệp (DN) ứng dụng số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả tích cực. DN công nghệ Việt đã từng bước đưa ra các giải pháp để cung ứng dịch vụ cho từng phân khúc thị trường khác nhau, đặc biệt có những giải pháp đã xuất khẩu, mang lại triển vọng lớn cho thị trường đầy tiềm năng này.

Số hoá giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí

Chia sẻ với PV Báo CAND về akaBot - giải pháp Tự động hóa quy trình với trợ lý robot ảo (RPA) vừa vinh dự là đơn vị duy nhất của Tập đoàn FPT lọt Top 12 Giải pháp đổi mới sáng tạo xuất sắc nhất năm 2023, ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch của FPT Information System cho biết, giải pháp akaBot được đánh giá cao về mặt công nghệ và khả năng phát triển thị trường quốc tế, bởi việc ứng dụng và kết hợp nhiều công nghệ nâng cao để giải quyết các nghiệp vụ lặp lại hàng ngày, tiết kiệm chi phí và thời gian của DN. Theo đó, tại thị trường nội địa, đây là giải pháp dẫn đầu trong mảng siêu tự động hóa lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Cũng đã có 3,000 DN SMEs Việt Nam thành công trong chuyển đổi số với UBot - giải pháp tự động hóa SaaS của akaBot dành cho phòng ban tài chính - kế toán với tổng số hóa đơn xử lý đạt 4,8 triệu hóa đơn, tổng giá trị tự động hóa đạt 700.000 tỷ đồng.

Được biết, trong nỗ lực kiến tạo môi trường làm việc số lý tưởng, các trợ lý ảo của akaBot đã giải phóng hơn 11 triệu nhân viên của toàn bộ khách hàng khỏi các tác vụ nhàm chán; rút ngắn 70% thời gian xử lý quy trình và tiết kiệm tới 21.9 triệu giờ làm việc/năm. Bên cạnh đó, akaBot cũng giúp góp phần vào "văn phòng làm việc xanh" bởi việc giảm thiểu 60% lượng giấy tờ sử dụng trong công việc. Trên thực tế, một số giải pháp số hướng tới DN trong nước, đặc biệt là DN vừa và nhỏ đã được triển và được DN đón nhận.

Số hoá giúp doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí và tiếp cận thị trường tốt hơn.

Bà Đinh Thị Thuý, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần MISA cho biết, nền tảng Quản trị Doanh nghiệp hợp nhất - MISA AMIS, đã phục vụ 53.111 tổ chức và thu hút 128.244 người dùng thường xuyên, thực hiện 172.241.042 giao dịch vào năm 2022. Đặc biệt, đây là một giải pháp đáp ứng các tiêu chí trong bộ chỉ số DBI, giúp nhiều DN ở nhiều quy mô từ siêu nhỏ đến lớn nâng cao mức độ chuyển đối số. Nền tảng bao gồm các giải pháp chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực tài chính - kế toán, marketing - bán hàng, quản trị nhân sự và quản lý - điều hành DN giúp  quản lý mọi hoạt động cốt lõi của DN.

“Tùy vào nhu cầu, quy mô mà DN lựa chọn gói khác nhau. Các ứng dụng tại nền tảng được kết nối chặt chẽ với nhau giúp các bộ phận trong DN giảm sự chồng chéo, lãng phí nguồn lực. DN được thừa hưởng các quy trình, tiêu chuẩn quản trị tiên tiến của DN trong và ngoài nước”, bà Thuý cho hay.

Ông Lê Văn Thế, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng Việt Nam Techgroup cho biết, DN thuộc quy mô nhỏ và vừa (SME) với lĩnh vực hoạt động chính là nhập khẩu và phân phối điện máy cầm tay, khi được MISA hỗ trợ áp dụng bộ chỉ số DBI, Techgroup đã đầu tư và đưa vào vận hành nhiều nền tảng, phần mềm phục vụ công việc như phân hệ phần mềm quản trị tài chính - kế toán và bán hàng thuộc nền tảng quản trị DN hợp nhất MISA AMIS. Điều này giúp DN thu được kết quả tối ưu hóa nguồn lực nhân sự, thời gian từ đó tiết kiệm chi phí cho DN và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đại diện Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) cũng cho biết, chuyển đổi số đối với DN vừa và nhỏ là một câu chuyện đường dài. Do vậy, để hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ tiến gần hơn tới chuyển đổi số VNPT đã đưa ra giải pháp oneSME. OneSME cung cấp hệ sinh thái số đa dạng với hàng trăm giải pháp Hạ tầng, Viễn thông – CNTT, giao dịch điện tử, quản trị doanh nghiệp… trong đó nhiều sản phẩm CNTT trên oneSME đang được các doanh nghiệp SME lựa chọn như dịch vụ kê khai bảo hiểm xã hội có hơn 190.000 DN sử dụng, 420.000 thuê bao sử dụng chữ ký điện tử của VNPT, 200.000 DN sử dụng hóa đơn điện tử của VNPT. Hiện có tới hơn 150.000 DN SME có tài khoản oneSME, trong đó, hơn 53.000 DN đang thực hiện lộ trình chuyển đổi số trên nền tảng oneSME, hàng trăm nghìn đơn hàng đã được giao dịch thành công trên nền tảng này.

Nâng cao giá trị qua xuất khẩu

Ông Simon Milner, Phó Giám đốc Chính sách công tại Châu Á-Thái Bình Dương, Meta cho biết, Việt Nam có tiềm năng kinh tế số rất lớn khi có nhiều thế mạnh về nền móng cho đổi mới sáng tạo. Những doanh nhân khởi nghiệp nhiệt huyết, đội ngũ nhân tài tại Việt Nam đều là những người trẻ, khát khao bước vào thời kỳ đổi mới công nghệ và có khả năng thích ứng nhanh trong cả các DN nhỏ và lớn. Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT Vũ Anh Tú chia sẻ về chiến lược thúc đẩy đổi mới sáng tạo giúp FPT tăng 30% năng suất lao động, thúc đẩy kinh doanh, góp phần hưng thịnh quốc gia.

Theo ông Bùi Đình Giáp, nhà sáng lập, CEO akaBot, ngay từ khi mới ra đời, giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ này đã định vị mục tiêu xuất khẩu và đặt kỳ vọng đứng "top" trong lĩnh vực tự động hóa toàn cầu. Thực tế tính tới năm 2023, giải pháp của akaBot đã đưa trợ lý robot ảo vào vận hành, tự động hóa nghiệp vụ hơn 3.500 DN tại hơn 20 quốc gia, với hơn 10,000 robot ảo đã được triển khai. Trong đó có hơn 500 khách hàng là DN nước ngoài, tập trung ở các khu vực: Châu Âu, Mỹ, các nước Trung Á, châu Á - Thái Bình Dương...

Về câu chuyện chi phí cạnh tranh. Giai đoạn đầu, các start-up Việt thường có lợi thế khi đưa ra giải pháp với chi phí thấp, bộ máy tinh gọn, triển khai nhanh. Nhưng khi hệ sinh thái phát triển mạnh, ngay với akaBot, giá cả tuy không còn được cạnh tranh như ngày mới đầu nhưng việc đầu tư lớn vào chất lượng sản phẩm, luôn luôn làm mới và phát triển các tính năng đã giúp họ tiếp tục đi xa, đi nhanh hơn nữa.

Như giải pháp Tiết kiệm Năng lượng - BenKon từ Công ty cổ phần BenKon là giải pháp tiên phong trong việc chuyển đổi các thiết bị điều hòa không khí thực tế trở thành một phiên bản thiết bị ảo. Khi đó, thông qua giải pháp BenKon, DN có thể kích hoạt nền tảng số giúp quản lý và tối ưu vận hành toàn hệ thống điều hòa không khí hiệu quả nhất.

Về hiệu quả thực hiện và khả năng tạo tác động của giải pháp, TS. Lê Quốc Anh - Tech Lead - Canal + Group (Pháp), chia sẻ: Đây là giải pháp có tính ứng dụng cao, không còn là nghiên cứu lý thuyết hay thực nghiệm, mà đã được chứng minh bằng sản phẩm cụ thể, kết quả cụ thể. Vào tháng 1/2023, Công ty đã hoàn thành vòng gọi vốn hạt giống trị giá 500.000 USD, với sự tham gia của founder VNPay và quỹ ITI Fund…

Lưu Hiệp

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文