Chuyển đổi xanh - yêu cầu cấp thiết của doanh nghiệp xuất khẩu sang EU

07:30 20/09/2023

Sau 3 năm triển khai EVFTA cho thấy kỳ vọng về sự tăng trưởng thương mại Việt Nam EU đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, từ năm thứ 3 thực thi EVFTA, những lợi thế và kết quả đã phần nào bị ảnh hưởng bởi EU áp dụng nhiều tiêu chuẩn về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Điều này, buộc doanh nghiệp (DN) Việt phải thích ứng với những thách thức mới để không bị loại khỏi cuộc chơi toàn cầu.

Tại Tọa đàm “Chuyển đổi xanh - yêu cầu cấp thiết của doanh nghiệp xuất khẩu sang EU” tổ chức ngày 19/9, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, trong Hiệp định EVFTA có một chương là Phát triển bền vững. Vấn đề phát triển bền vững trong EVFTA đề cập đến hai lĩnh vực, một là về môi trường, hai về lao động. Bên cạnh đó, EU sẽ có những quy định đối với vấn đề về môi trường hay về vấn đề lao động. Như Cơ chế điều chỉnh biên gới carbon (CBAM), hay là những vấn đề liên quan đến chống phá rừng và sắp tới là đạo luật chuỗi cung ứng.

Sản xuất xanh là xu hướng bắt buộc đối với một số ngành hàng khi xuất khẩu vào EU. Ảnh minh họa.

Theo đó, các quy định thông thường không đánh vào các nhà xuất khẩu (XK) mà chủ yếu là vào các nhà nhập khẩu, tức là chính đánh vào các chủ thể của EU và các chủ thể EU sẽ phải có trách nhiệm quản lý chuỗi cung ứng của mình để làm sao đảm bảo được yêu cầu do EU đặt ra. Theo ông Khanh, quan trọng hơn là chính người tiêu dùng EU. Bởi vì hiện nay xu hướng người tiêu dùng EU càng ngày càng quan tâm đến cách chúng ta làm ra sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường hay không, có bền vững hay không, đối xử người lao động như thế nào… Đấy là những điểm mà DN cần chú ý.

Bà Nguyễn Hồng Loan, Chuyên gia Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của CBAM chia sẻ thêm, EU vốn là thị trường có tiêu chuẩn liên quan đến môi trường rất cao và các quy định của EU đối với các sản phẩm trong nước liên quan đến môi trường đã được quy định từ rất sớm, từ những năm 1987. Tuy nhiên, gần đây, các quy định này được quy định chặt chẽ hơn, tăng tốc hơn, bắt đầu từ việc EU phê duyệt Thỏa thuận xanh với mục tiêu giảm 55% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với năm 1990 và hướng tới mục tiêu rất tham vọng là đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Cùng với quy định này, họ đưa ra các đề xuất khác nhau, toàn diện trong tất cả các lĩnh vực để đảm bảo đạt được mục tiêu bao trùm tất cả các lĩnh vực từ nông, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, hàng không. Những quy định này khi áp dụng với hàng hóa châu Âu thì cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng với các sản phẩm XK sang châu Âu như của Việt Nam. Đặc biệt, quy định gần đây được phê duyệt vào tháng 5/2003 và chính thức có hiệu lực từ ngày mùng 1/10 năm nay là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU đã đưa định giá carbon của EU để áp với các sản phẩm XK. Tuy nhiên, họ cũng đưa ra một lộ trình là chúng ta có thời gian chuyển tiếp từ nay đến năm 2026 và tỷ lệ mà chúng ta phải chi trả chứng chỉ CBAM cũng sẽ tăng dần từ năm 2026 đến năm 2034, tức là chúng ta có một lộ trình để chuẩn bị.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững của EU là một xu thế chung tất yếu. Nếu hàng hóa Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh, bền vững mà EU áp đặt sẽ có nhiều cơ hội tận dụng những ưu đãi thuế quan từ EVFTA. Đối với nhiều quy định của EU liên quan đến xanh bền vững, nhiều ngành hàng đã, đang thực hiện. Như, các yêu cầu liên quan đến việc giảm sử dụng phân bón hóa học là những chất mà có thể gây hại cho đất cũng nằm trong chương trình xanh và thể hiện ra là việc họ thay đổi và giảm lượng tồn dư thuốc kháng sinh cho phép trong các sản phẩm hàng hóa, rất cụ thể.

Liên quan đến các cơ hội đối với hàng hóa XK Việt Nam từ EVFTA, bà Trang cho rằng, cơ hội chủ yếu nằm ở câu chuyện tận dụng các ưu đãi thuế quan từ Hiệp định này. Vì vậy, việc tuân thủ các tiêu chuẩn xanh hay các yêu cầu về phát triển bền vững của EU là một xu thế chung và khi hàng hóa của Việt Nam tuân thủ và thực hiện được những yêu cầu đó thì chúng ta có nhiều cơ hội hơn để tận dụng những ưu đãi thuế quan từ EVFTA.

Theo một khảo sát nhanh của VCCI cho thấy, các DN của Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề xanh và phát triển bền vững. Ví dụ như đến gần 70% DN Việt Nam đã biết về chương trình từ nông trại đến bàn ăn của EU trong chiến lược xanh áp dụng đối với các sản phẩm nông sản thực phẩm hay đến gần 80% DN có liên quan biết đến luật chống phá rừng của EU. Chiến lược dệt may khoảng gần 60%; CBAM ít hơn nữa bởi vì hiện nay nó mới giới hạn ở 6 loại sản phẩm mà trong đó phần lớn không phải là những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam XK. Điều đấy cho thấy các DN của chúng ta đã bắt đầu biết đến.

Lưu Hiệp

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文