"Cuộc cách mạng" trong quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

08:08 14/07/2024

Các quy định mới tại dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được đánh giá là đã thể hiện tính "đổi mới", "cởi trói", trao nhiều quyền hơn cho các doanh nghiệp (DN).

Trao nhiều quyền hơn cho doanh nghiệp

Thông tin tại hội thảo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN (Sửa đổi Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN (Luật số 69) do Bộ Tài chính phối hợp với Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội phối hợp tổ chức, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết đã chủ trì tổ chức tổng kết đánh giá, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép đưa dự án Luật vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024.

Trên cơ sở đó, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua và ban hành Nghị quyết số 129/2024/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; trong đó, thống nhất bổ sung dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Theo đó tiến độ dự kiến của dự thảo Luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), dự kiến Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2026.

Thông tin về các nội dung cơ bản của dự thảo Luật, đại diện Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết các quy định tại dự thảo Luật muốn tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu vốn với chức năng quản lý nhà nước, phân công rõ, phân cấp mạnh về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, báo cáo, giải trình việc đầu tư vốn nhà nước tại DN theo hướng: Nhà nước, Chính phủ quản lý đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn quản lý theo phần vốn tại DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp, DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý theo phần vốn tại DN có vốn nhà nước đầu tư khác. Xác định rõ nội dung quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN; thực hiện phân công rõ, phân cấp mạnh và cụ thể các nội dung đầu tư vốn quan trọng, có số vốn đầu tư lớn, gắn với lựa chọn người quản lý vốn nhà nước đầu tư; trên cơ sở đó quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền về công tác nhân sự, chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và phân phối lợi nhuận của DN...

Phần đa các đại biểu đều đánh giá cao các nguyên tắc, nội dung tại dự thảo Luật đã thể hiện tính "đổi mới", "cởi trói", trao nhiều quyền hơn cho các DN.

Hoàn thiện thể chế, phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước

Là một trong những DN nhà nước chịu tác động trực tiếp của chính sách, ông Nguyễn Văn Mậu, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, dự thảo Luật với các quan điểm, nguyên tắc khá đổi mới khi xác định Nhà nước không quản lý pháp nhân DN mà chỉ quản lý theo dòng vốn, vốn nhà nước đầu tư vào DN là tài sản pháp nhân của DN, không hạn chế quyền kinh doanh của DN, tách bạch cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan giám sát chủ sở hữu, đánh giá DN được thực hiện theo mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả tổng hợp…

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Mậu cũng có nhiều góp ý cụ thể đối với các nội dung tại dự thảo Luật như về: Xác định lại đối tượng thuộc điều chỉnh của Luật, làm rõ khái niệm về vốn nhà nước tại DN còn nhiều cách hiểu, phương án trích lập quỹ Đầu tư phát triển để tại DN từ lợi nhuận sau thuế; quản lý DN F1, F2; thẩm quyền đầu tư vốn…

Từ góc độ chuyên gia, TS Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, dự thảo Luật thực sự là "cuộc cách mạng" trong quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại DN. Tuy nhiên để sửa Luật sẽ là một quá trình rất phức tạp, gian nan. Cách tiếp cận, tinh thần sửa Luật có rất nhiều điểm tích cực. Điểm mới đầu tiên của dự thảo Luật là làm rõ vai trò của Nhà nước đầu tư vào DN, là một nhà đầu tư chuyên nghiệp trong thị trường cạnh tranh, hội nhập, nhà nước không còn quản lý, can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Hay nói theo cách khác là quản lý DN theo dòng vốn đầu tư, không quản lý theo pháp nhân.

Thứ hai, tăng tính minh bạch, quyền hạn, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại DN. Thứ ba, dự thảo Luật thể hiện sự linh hoạt, thích ứng với thị trường, trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi lại vốn nhà nước. Điểm mới nữa trong cách tiếp cận là cố gắng xử lý các "ách tắc" hiện nay của DN như vấn đề quản trị, quản lý doanh nghiệp F1, F2, đầu tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo…

Hà An

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”, xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, theo quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, bắt giữ thêm 1 Phó Tổng biên tập và 2 phóng viên của tạp chí này.

Ít ai ngờ, nữ cán bộ Công an với dáng người có phần mảnh khảnh ấy lại trực tiếp tham gia đấu tranh trên trăm vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn. Nữ cán bộ ấy chính là Thiếu tá Trần Tú Huy, Phó Đội trưởng Đội phòng ngừa, điều tra án kinh tế, tham nhũng, môi trường trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại và các lĩnh vực khác – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi.

Câu chuyện về cuộc chia ly giữa huấn luyện viên Park Chung-gun và đội tuyển bắn súng Việt Nam đã tạo hiệu ứng dư luận không đáng có. Đây là lúc có hai việc cần làm rõ: Vì sao đôi bên không gia hạn hợp đồng, và đâu là nguyên nhân khiến câu chuyện bị đẩy ra xa?

Chiều 26/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CAND, nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.

Chiều 26/9 tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp Trưởng Đại diện Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương Masood Karimipour. Cùng dự có bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách Văn phòng UNODC Việt Nam.

Ít ngày nữa thôi, hơn 40 phạm nhân của Trại giam Thanh Lâm sẽ được trở về bên gia đình, người thân. Lớp học tái hoà nhập cộng đồng cho các phạm nhân được đề nghị đặc xá đang học những ngày cuối cùng với các kỹ năng cần thiết để các phạm nhân đủ hành trang trở lại cộng đồng.

Chuyển đổi xanh đang trở thành “một cuộc đua” ở cấp độ toàn cầu. Những doanh nghiệp (DN) không thể thích ứng sẽ dần bị loại bỏ khỏi thị trường xuất khẩu (XK). Do vậy, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh chóng các chương trình nâng cao năng lực cùng các chính sách để hỗ trợ DN thích nghi với cuộc chơi mới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文