“Đánh thức” nhà tái định cư xây xong “đắp chiếu”

06:45 26/05/2024

Nguồn cung nhà ở thiếu nghiêm trọng, nhiều người dân tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh đang đứng trước áp lực rất lớn về chỗ ở. Thế nhưng con số thống kê có đến 18.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang nhiều năm nay chỉ riêng ở 2 địa phương này đã cho thấy sự lãng phí rất lớn.

Các khu nhà tái định cư bỏ hoang không chỉ lãng phí mà còn nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị cũng đã đề cập nhiều lần nhưng giải pháp nào để “đánh thức” là bài toán đến nay vẫn chưa có lời giải.

Dự án nhà tái định cư A14 KĐT Nam Trung Yên (Yên Hoà, Cầu Giấy) dù đã cơ bản hoàn thành vẫn không có người ở hơn 7 năm nay.

Xuống cấp, vắng lặng

Tại Hà Nội, câu chuyện nhà tái định cư bỏ hoang là thực trạng đã tồn tại nhiều năm qua. Điển hình trong số này phải kể đến là Dự án nhà ở tái định cư N01 - D17 nằm tại số 1, phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy). Nằm ở vị trí đắc địa, thế nhưng khu nhà lại bỏ hoang cả chục năm nay là thực sự là một sự lãng phí quá lớn.

Được khởi công từ năm 2010 và dự kiến hoàn thành vào năm 2013, thực tế tại dự án này hiện vẫn đang được quây tôn kín mít, cây dại đã mọc vượt qua lớp tôn cao quá đầu người. Khu nhà đã xây xong phần thô, các hạng mục cơ bản như lớp áo, hệ thống lan can, sơn lót đã được thi công nhưng không thể hoàn thiện. Hàng trăm căn hộ đã bỏ hoang cả chục năm nay khiến những người hằng ngày qua lại không khỏi cảm thấy tiếc nuối.

Đi thêm chưa đầy 2km về phía Yên Hoà cũng thuộc địa bàn quận Cầu Giấy, không khó để bắt gặp thêm một dự án nhà tái định cư nữa cũng đang thuộc diện bỏ hoang. Đã hoàn thành cách đây hơn 7 năm, nhưng dự án nhà ở tái định cư A14 KĐT Nam Trung Yên vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Hai toà nhà nằm ngay trục đường Mạc Thái Tổ, vị trí cũng được coi là đất vàng, hiện đã đang có dấu hiệu xuống cấp. Cả hai khối nhà đã được hoàn thiện cơ bản, cửa vào đã bị khoá kín. Đáng buồn, không chỉ bỏ hoang không có người ở, mà ở tầng đế do không có người quản lý mà một số điểm đã trở thành điểm tập kết rác thải, những góc kín còn trở thành nơi vệ sinh của người qua đường bốc mùi hôi thối, gây mất mỹ quan đô thị.

Đây chỉ là 2 dự án nhà tái định cư điển hình bỏ hoang tại Hà Nội nhiều năm qua. Còn nhiều dự án với quy mô khá lớn nữa như: Dự án tái định cư Đền Lừ III với 3 toà nhà nằm trên đường Tân Mai (quận Hoàng Mai); khu nhà tái định cư Đền Lừ II (quận Hoàng Mai); nhiều căn hộ tại các khu nhà tái định cư KĐT Đồng Tầu (Thịnh Liệt, Hoàng Mai)… nhiều năm qua cũng không có người vào ở. Trên địa bàn Hà Nội hiện có 174 khu nhà tái định cư đang được sử dụng với tổng số hơn 14.200 căn nhưng đi cùng với đó cũng có khoảng 4.000 căn nhà tái định cư đang bị bỏ hoang.

Dù năm ở vị trí “đất vàng” nhưng cả chục năm qua Dự án nhà ở tái định cư N01 - D17 nằm tại số 1, phố Duy Tân (Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) vẫn bỏ không.

Hiến kế gỡ khó

Bất cập khiến nhà tái định cư bỏ hoang đã được nói đến rất nhiều, chính quyền Hà Nội cũng đã nói về nhiều giải pháp để tháo gỡ, nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện. Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, muốn xử lý được nghịch lý nhiều người dân đang có nhu cầu bức thiết về nhà ở mà hàng nghìn căn hộ tái định cư lại đang bỏ không này cần thiết nhất là phải giải quyết khâu sinh kế để người dân yên tâm về ở lâu dài.

“Một vấn đề quan trọng nữa là cần xem lại cơ chế và chất lượng nhà ở tái định cư. Đây cũng là mấu chốt dẫn đến việc tại không ít dự án nhà tái định cư dù đã đưa vào sử dụng nhưng nhiều người dân không nhận nhà vào ở. Thành phố cũng cần rà soát lại nhu cầu nhà tái định cư của các dự án đang giải phóng mặt bằng hiện nay. Trường hợp dư dôi có thể cho thuê ngắn hạn, tạo nguồn thu, tránh lãng phí hoặc có chính sách bán đứt cho người dân có nhu cầu ở”, ông Nghiêm đề xuất.

Theo báo cáo về thị trường bất động sản tuần thứ 3, tháng 5/2024 vừa được Hội Môi giới bất động sản Việt Nam công bố, hiện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang có đến 18.000 căn hộ nhà tái định cư bỏ hoang. Đây là một sự lãng phí quá lớn, trong khi nhu cầu nhà ở của các đô thị này đang rất “nóng”. Một số địa phương khác có nhà tái định cư bỏ hoang cũng được nhắc đến như Đà Nẵng. Điều đó cho thấy, tình trạng nhà tái định cư bỏ hoang đang diễn ra ở nhiều địa phương. Chính vì thế Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đã đề xuất một loạt các biện pháp cụ thể để giải quyết tình trạng này, bao gồm quy hoạch hợp lý vị trí xây dựng, giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng để đảm bảo chất lượng và an toàn. Đồng thời, cần cải thiện chính sách đền bù, khuyến khích người dân tham gia vào quá trình quy hoạch và phát triển các dự án tái định cư để đảm bảo các dự án tái định cư được phát triển phù hợp với nhu cầu thực tế và đạt được sự đồng thuận trong cộng đồng.

“Nhiều khu tái định cư ở các thành phố lớn có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà đều được xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, đây là thực trạng đáng buồn. Chính vì thế chúng tôi đang đề xuất một số giải pháp để sử dụng hiệu quả quỹ nhà này, vừa tạo thêm quỹ nhà trong bối cảnh thị trường nhà ở đang thiếu trầm trọng nguồn cung hiện nay. Nếu có thêm nguồn cung hàng chục nghìn căn hộ này sẽ góp phần không nhỏ vào việc ổn định thị trường bất động sản”, TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết.

Theo TS Nguyễn Văn Đính giải pháp hiện nay là đối với các dự án căn hộ tái định cư đang triển khai, cần rà soát, đẩy nhanh tiến độ các dự án chậm triển khai. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu mức giá bán và các biện pháp cho thuê nhà tái định cư, ghép nhà tái định cư với nhà ở xã hội, và cải thiện công tác quản lý, bảo trì tại các khu tái định cư. Ngoài ra, cần áp dụng các chính sách khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho người dân khi cho thuê nhà tái định cư, chẳng hạn như miễn giảm thuế, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi, và các khoản trợ cấp khác. Việc thực hiện các giải pháp đồng bộ và linh hoạt sẽ giúp nâng cao chất lượng sống cho người dân, tận dụng hiệu quả tài nguyên và góp phần vào sự phát triển bền vững của đô thị.

Ph.Hoạt - Ph.Anh

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文