Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Đừng để nếm “trái đắng”

08:29 31/08/2021

Là chủ thể chính trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), nắm hoàn toàn quyền chủ động “xuống tiền” hay không, tuy nhiên, nhà đầu tư cá nhân lại đang là đối tượng yếu thế trong chính thị trường này. Họ đang được các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, giới chuyên gia nỗ lực bảo vệ quyền lợi và giải giúp bài toán rủi ro.

Đây cũng là mục tiêu chính của tọa đàm “Trái phiếu doanh nghiệp - Trái ngọt hay trái đắng” do VnEconomy tổ chức sáng 30/8.

Nhiều nhà đầu tư ham lãi suất cao

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của thị trường TPDN, số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng nhanh, với khối lượng mua trái phiếu riêng lẻ của các nhà đầu tư có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh leo thang, các kênh đầu tư khác đều có nhiều rủi ro, TPDN lại càng được các nhà đầu tư cá nhân ưa chuộng.

“Hiện tại, thị trường TPDN vẫn phát triển rất mạnh. Trong khi đó, nền kinh tế lại bị tê liệt, đóng băng ở hàng loạt tỉnh, thành do tác động từ đại dịch COVID-19. Chỉ trong 7 tháng đầu năm, hàng chục nghìn DN đã buộc phải đóng cửa. Nếu tình trạng này kéo dài đến cuối năm, số lượng DN bị tạm ngừng kinh doanh sẽ lên tới con số 100 nghìn, trong đó có thể có cả những nhà phát hành TPDN.

Thực tế, số liệu do FiiinRatings thống kê dựa trên báo cáo tài chính của 17 DN trong lĩnh vực bất động sản nhà ở có hoạt động phát hành trái phiếu trong năm 2020 cho biết, hệ số chi trả lãi vay giảm mạnh về mức 0,7 lần, tức lợi nhuận tạo ra không đủ chi trả lãi vay. Tương tự, số liệu từ Bộ Tài chính cũng cho thấy thời gian qua, khối lượng trái phiếu không có tài sản đảm bảo chiếm 51% tổng khối lượng phát hành, trong đó, đến 90% trái phiếu không có tài sản bảo đảm là trái phiếu do tổ chức tín dụng và công ty chứng khoán phát hành.

Bộ Tài chính đã nhiều lần khuyến nghị đối với các DN có tình hình tài chính yếu kém, nếu huy động vốn trái phiếu bằng mọi giá, trường hợp gặp rủi ro do hoạt động sản xuất, kinh doanh khó khăn sẽ dẫn đến không trả được nợ cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo của trái phiếu cũng có rủi ro nếu là các dự án, bất động sản được hình thành trong tương lai, hoặc cổ phiếu của chính các DN thì giá trị của các tài sản và cổ phiếu sẽ không đủ để đảm bảo cho trái phiếu.

Thế nhưng, vì lợi nhuận, nhà đầu tư vẫn lao vào TPDN. Để việc phát hành thuận lợi, nhiều DN sử dụng “mồi nhử” lãi suất cao, trung bình ở mức gấp 1,5 lần, thậm chí gấp 2 lần lãi suất huy động của ngân hàng. Điều đáng nói là hiện nay, do không bắt buộc phải qua xếp hạng tín nhiệm, tài sản bảo đảm hay bảo lãnh thanh toán, nên công cụ duy nhất để các nhà đầu tư nhận diện chất lượng trái phiếu cũng như năng lực trả nợ của DN là bản cáo bạch phát hành trái phiếu (OC) - mà bản cáo bạch này liệu có minh bạch thì chỉ cho DN biết mà thôi!

Đưa ra lãi suất cao là “mồi nhử” của doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu. Ảnh minh họa.

Làm gì để tránh rủi ro?

Với những rủi ro như thế, thị trường TPDN đang được ví là “bom nổ chậm”. Trước thực trạng này, nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường TPDN, bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân không có khả năng phân tích, đánh giá rủi ro, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, đồng thời “siết” các quy định về phát hành TPDN. Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, điểm mấu chốt là phải cung cấp thông tin cho nhà đầu tư một cách chuẩn xác.

“Đối với các tổ chức tài chính tham gia vào thị trường như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, đề nghị phải là người tuân thủ pháp luật trước tiên. Đồng thời, phải cung cấp thông tin cho nhà đầu tư một cách chuẩn xác, không để họ nhầm lẫn hay hỗ trợ nhà đầu tư nhỏ lẻ nghiệp dư trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp mua trái phiếu bằng mọi giá”, ông Dương góp ý và khuyến cáo với nhà đầu tư, cần hết sức lưu ý trái phiếu có lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao. Do đó, trước khi quyết định đầu tư trái phiếu, cần đánh giá, phân tích về lĩnh vực hoạt động, tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, mục đích sử dụng vốn trái phiếu, chất lượng tài sản đảm bảo, điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Chỉ khi cân nhắc kỹ về các rủi ro, nhà đầu tư mới nên quyết định mua trái phiếu vì có thể sẽ không thu hồi được số tiền đầu tư.

Ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital Group khuyến nghị, điều quan trọng nhất đối với nhà đầu tư cá nhân là phải cố gắng hiểu rõ nhà phát hành, hiểu rõ rủi ro mình đang đầu tư để tương xứng với lợi nhuận thu về. Trong trường hợp không thể tìm hiểu, họ có thể tìm đến sự trợ giúp của các nhà tư vấn quản lý danh mục đầu tư.

Trong khi đó, luật sư Trương Thanh Đức thì cho rằng chỉ có bảo lãnh thanh toán mới chắc ăn vì “cái khó của nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư không chuyên nghiệp khi mua trái phiếu là, dù đã được kiểm soát kỹ hơn, chặt hơn điều kiện đảm bảo nhưng vẫn còn bất cân xứng thông tin. DN phát hành góc độ nào cũng là chuyên nghiệp rồi, nhưng sẽ chỉ cung cấp thông tin chừng mực nào đó thôi, không sai, không gian nhưng lại không phản ánh hết mức độ rủi ro”.

Còn theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, hiện có rất nhiều cơ hội đầu tư như bỏ tiền ra mua trái phiếu, gửi tiền tiết kiệm, mua vàng, mua bất động sản… Để đưa ra quyết định, nhà đầu tư phải tự hiểu về bản thân, phải có bức tranh về tình hình tài chính cá nhân của mình để tránh trường hợp bỏ tất cả trứng vào một giỏ.

TS. Nguyễn Trí Hiếu thì cho rằng, nhà đầu tư cá nhân mua TPDN không chỉ đặt mục tiêu lãi suất cao ở hiện tại, mà phải tìm lối thoát cho những năm sắp tới. “Trong giai đoạn nền kinh tế bị tê liệt vì dịch bệnh, đây không phải lúc nhà đầu tư cá nhân bùng nổ và kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, mà là thời điểm của sự chọn lọc và cẩn trọng”, ông Hiếu đưa ra khuyến nghị.

Hà An

Hiện nay, trên mạng xã hội đã xuất hiện những thông tin thất thiệt, không có cơ sở về hướng di chuyển của bão số 3 trên một diễn đàn với 35.400 thành viên. Rất nhiều người đã chia sẻ, coppy, đăng tải lại thông tin không đúng này.

Ngày 7/9, Công an Hà Nội cho biết, để chủ động, kịp thời ứng phó với bão số 3 Yagi, Phòng CSGT yêu cầu các đơn vị sẵn sàng các phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. CSGT sẽ tạm cấm người tham gia giao thông di chuyển vào khu vực nguy hiểm, ngập sâu, cây xanh đổ, huy động lực lượng phân luồng giao thông khi bão số 3 đổ bộ.

Theo dự báo, hiện bão số 3 (bão Yagi) cách Móng Cái 180km, mạnh cấp 14 giật cấp 17 và sẽ đổ bộ vào đất liền vào buổi chiều nay. Do ảnh hưởng hoàn lưu bão, miền Bắc có mưa rất to, nhiệt độ giảm từ 4 - 5 độ. Người dân ở các tỉnh thuộc phạm vi ảnh hưởng của bão cần nghiêm ngặt ở nhà, chờ bão đi qua.

Trong khi lãi suất huy động tiếp tục tăng nhẹ, thì lãi suất cho vay vẫn duy trì ở mức thấp. Các chuyên gia nhận định lãi suất cho vay khó tăng sớm trong bối cảnh tín dụng cần đẩy mạnh để hơn 1 triệu tỷ kịp bơm ra nền kinh tế trong 4 tháng cuối năm.

Ngày 7/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở của Huỳnh Hữu Tùng Nhân (SN 1992, trú khóm Long Thị D, phường Long Thạnh, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Mua bán chứng khoán trong những năm qua được nhiều người xem như là một kênh đầu tư hiệu quả nhằm gia tăng lợi nhuận, tài sản. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng có đủ kiến thức, thông tin và cả sự cảnh giác trước những chiêu trò, thủ đoạn “lùa gà” ngày càng tinh vi của các “cá mập” chuyên đi săn trên sàn chứng khoán.

Những diễn biến đang diễn ra tại Trung Đông cho thấy quỹ đạo của khu vực này có vẻ đang hướng tới xung đột và bất ổn kéo dài. Để tránh viễn cảnh này, khu vực cần một khuôn khổ an ninh mới có khả năng đáp ứng mối quan tâm của tất cả các bên liên quan. Điều này đòi hỏi hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn và một cam kết rõ ràng từ các tác nhân trong khu vực.

“Công ty đang tích cực hợp tác và tuân thủ mọi yêu cầu từ cơ quan chức năng. VNG cam kết sẽ nỗ lực tối đa để đảm bảo ổn định mọi hoạt động kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tác, cổ đông và các bên liên quan”, thông cáo báo chí của VNG phát đi vào rạng sáng 7/9.

Tình trạng in lậu, làm sách giả và gian lận thương mại trong lĩnh vực xuất bản, phát hành sách, nhất là sách giáo khoa đang gia tăng dưới nhiều hình thức. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất bản, mà còn tác động tiêu cực đến việc tiếp cận tri thức của các em học sinh và mọi tầng lớp trong xã hội.

Khu vực lòng hồ thủy điện Cần Đơn thuộc địa bàn xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, là nơi mưu sinh của nhiều hộ gia đình Việt kiều Campuchia di dân tự do, hồi hương từ nhiều năm nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文