Để phát triển bền vững chuỗi giá trị lúa gạo

07:04 13/03/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ đạo đẩy nhanh việc xây dựng, nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và đưa thương lái vào chuỗi ngành hàng lúa gạo.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch vụ lúa Đông Xuân nhưng có hiện tượng doanh nghiệp chờ đợi giá lúa xuống thấp còn người dân mong muốn bán được giá cao. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm mất cơ hội xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập của người trồng lúa.

Ghi nhận tại các tỉnh ĐBSCL, hiện giá lúa giảm, tình trạng thương lái bỏ cọc khiến nông dân điêu đứng. Nông dân Nguyễn Văn Năm (ngụ huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) gieo sạ 1,5ha giống Đài Thơm 8 trong vụ lúa Đông Xuân. Khi lúa trổ đòng, thương lái đến đặt cọc toàn bộ diện tích là 3 triệu đồng, đồng thời “hợp đồng miệng” thu mua lúa với giá 9.000 đồng/kg, nhưng hiện nay, thương lái nói chỉ mua 7.800 đồng/kg, nếu không bán thì họ bỏ cọc. “Lúa chín phải thu hoạch mà tôi không có kho chứa nên bấm bụng bán với giá thấp hơn 1.200 đồng/kg so với trước khi giao kèo”, ông Năm than vãn.

Nông dân đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch vụ lúa Đông Xuân.

Ông L.V.B., một thương lái thu mua lúa tại Cần Thơ trần tình do giá lúa trên thị trường giảm, họ phải mua giảm xuống, nếu vẫn giữ giá theo đặt cọc với nông dân thì thương lái thua lỗ nặng. Ông B. than vãn: “Giá lúa sụt, những thương lái như chúng tôi cũng lỗ vì cũng đâu có kho chứa để chờ giá tăng bán lại. Thu mua lúa tại ruộng của nông dân rồi đem thẳng đến nhà máy xay xát ra gạo, lúc này doanh nghiệp thu mua cũng giảm giá từ 300-500 đồng/kg gạo. Do vậy, có những ruộng chúng tôi phải bỏ cọc vì càng mua càng lỗ”.

Ngày 4/3 vừa qua, nhiều người dân đã đến trụ sở doanh nghiệp lương thực ở xã Thạnh Phú (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) để đòi tiền đã bán lúa Đông Xuân 2024. Theo người dân, công ty này thông qua các thương lái mua lúa của người dân nhưng không trả tiền ngay mà hẹn nhiều lần. Anh Nguyễn Văn Cọp (ngụ xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) thông tin, ngoài việc nợ tiền mua lúa thì thương lái còn đề nghị giảm giá lúa từ 8.500 đồng/kg xuống còn 8.300 đồng/kg. Theo đại diện doanh nghiệp, việc thanh toán bằng tiền mặt với số lượng rất lớn khi lúa thu hoạch rộ là rất khó khăn.

Vài tuần qua, dòng tiền có một số xáo trộn nên việc thu xếp tiền mặt để chi trả cho người dân bị chậm trễ. Còn hoạt động bán lúa của người dân vẫn còn thói quen bán cho thương lái và thương lái bán cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng đang thuyết phục các thương lái và người dân đăng ký liên kết sản xuất và mở tài khoản ngân hàng để có thể chuyển tiền trực tiếp thông qua ngân hàng thay vì phải rút tiền mặt và chi trả như hiện nay. Doanh nghiệp đã thu xếp với các ngân hàng mở tài khoản cho người dân để chuyển khoản trực tiếp sẽ nhanh chóng và chính xác.

TS Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL nhận định vấn đề trên đã tồn tại từ lâu nay, chuỗi giá trị của ngành hàng lúa gạo chưa phát triển bền vững. Năm 2023, xuất khẩu gạo nước ta thắng lớn với số lượng xuất khẩu 8 triệu tấn mang về 4,6 tỷ USD nhưng nhiều doanh nghiệp than lỗ. Điều này do doanh nghiệp ký hợp đồng trước rồi mới thu mua lúa trong dân nhưng thời điểm đó giá lúa lên cao bắt buộc doanh nghiệp phải mua để giao. Còn hiện tại dù Việt Nam “rộng” đầu ra xuất khẩu thì đến mùa thu hoạch rộ vụ Đông Xuân, giá lúa lại giảm, tình trạng “bẻ kèo” xảy ra.

Trong Chỉ thị số 10, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ đạo các địa phương vùng ĐBSCL đẩy nhanh việc xây dựng, nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT và các địa phương nghiên cứu xây dựng thí điểm các mô hình đưa thương lái vào chuỗi giá trị ngành hàng lúa, gạo để vừa phát huy vai trò là cầu nối giữa người dân và doanh nghiệp, vừa hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia chuỗi giá trị.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Đệ, nguyên Phó Trưởng Khoa Phát triển nông thôn (Trường ĐH Cần Thơ) đề xuất các bên tham gia trong chuỗi cần chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro và tạo lòng tin với nhau. Điều này cần có cơ chế để doanh nghiệp gắn kết với thương lái và nông dân.

Văn Vĩnh

Liên hoan phim (LHP) châu Á Đà Nẵng là cuộc chơi nghề nghiệp thực sự, không có bất kỳ sự nể nang nào trong tuyển chọn và tôn vinh các tác phẩm, nghệ sĩ. Ban giám khảo không thiên vị, rất thẳng thắn, Ban tổ chức cũng phải đợi đến “sát nút” lễ trao giải mới biết được kết quả.

Chiều 2/11, Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, CBCS của đơn vị trong quá trình làm nhiệm vụ đã giúp đỡ gia đình chị Đ.T.H.H. (SN 1982; trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) tìm thấy con trai đi lạc và đưa về nhà an toàn.

Tại Hội trường Tỉnh ủy Khánh Hòa chiều nay 2/11 đã diễn ra hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Làm thế nào để sinh viên ra trường có tính “thực chiến”? Giải pháp nào để gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Đào tạo những kiến thức nhà trường có hay những kiến thức, kỹ năng doanh nghiệp cần?... Đó là những vấn đề nóng được đưa ra bàn thảo tại sự kiện.

Thời gian qua, các Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị liên tục phát hiện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khảo sát, tư vấn, thiết kế và xây dựng dân dụng, trong quá trình tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trên địa bàn, đã tinh vi thực hiện nhiều hành vi gian lận khác nhau nhằm trúng thầu, nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng.   

Kể từ niên học 2018-2019, ngoài các môn học bắt buộc và các hoạt động tự chọn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các trường học còn triển khai thêm “nội dung giáo dục của địa phương” chiếm 20% thời lượng giảng dạy. Sau 5 năm, “Tài liệu giáo dục địa phương” được thực hiện ở các tỉnh, thành nhưng kết quả dường như chưa được như mong muốn. Sự lúng túng và sự bất cập ấy có thể hình dung ra sao và cần cải thiện thế nào?

Tuần tra hóa trang kết hợp công khai xuyên đêm, lực lượng CSGT đã kịp thời phát hiện, xử lý gần 40 "quái xế" càn quấy, vi phạm trật tự an toàn giao thông khiến người dân bức xúc.

Ngày 2/11, thông tin từ Đồn biên phòng Cửa khẩu Hoàng Diệu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước cho biết, đơn vị phối hợp với Công an huyện Bù Đốp và các lực lượng hữu quan bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển trái phép gần 150kg pháo nổ từ biên giới Campuchia về Việt Nam tiêu thụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文