Doanh nghiệp nhỏ và vừa là "xương sống" trong hợp tác kinh tế

08:19 30/08/2022

Tại tọa đàm kinh tế "Thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc" vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, TS Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc khẳng định: "Cái cốt lõi có thể quyết định thành công trong hợp tác Việt - Hàn trong thời gian tới, tôi nghĩ không phải là các doanh nghiệp lớn mà chính là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)".

Hiện nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam; là đối tác ODA, du lịch, lao động, lớn thứ hai và đối tác thương mại lớn thứ ba (sau Mỹ và Trung Quốc). Trong năm 2021, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Hàn Quốc đạt 78,1 tỉ USD. Hàn Quốc dự kiến nâng kim ngạch thương mại với Việt Nam lên 100 tỉ USD vào năm 2023. Ngược lại, Việt Nam là trọng tâm trong chính sách hướng nam của Hàn Quốc trong khu vực ASEAN khi kim ngạch thương mại của hai nước chiếm hơn 40% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc với các nước ASEAN. Đặc biệt, thông qua sự hỗ trợ của Ủy ban hỗ trợ kinh tế Hàn - Việt, các DN của 2 nước sẽ có cơ hội giao thương, hợp tác với nhau.

Ảnh minh họa.

Theo chia sẻ của TS Vũ Tiến Lộc, để hợp tác giữa hai nước, vấn đề là làm sao để các DNNVV nội địa không bị đứng ngoài, làm sao để các DN của Hàn Quốc có thể kết nối được với cộng đồng DNNVV của Việt Nam và trở thành các nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các thương hiệu hàng đầu của Hàn Quốc, chứ không phải là tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc mang cả hệ sinh thái của họ vào Việt Nam. Khi DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam nhưng không kết nối được với cộng đồng DNNVV địa phương, cũng có nghĩa là sẽ không thể bám rễ được vào thị trường Việt Nam, và từ đó chúng ta sẽ không thể xây dựng được một mối quan hệ bền vững.

TS Vũ Tiến Lộc cũng khẳng định, DNNVV chính là "xương sống" trong phát triển kinh tế cuả các nước trên thế giới, kể cả các nước lớn như Mỹ, Nhật, EU… và cả Việt Nam. Như vậy, trong quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Hàn, DNNVV cũng phải trở thành "xương sống" chứ không phải chỉ là các tập đoàn hàng đầu. Đây chính là vấn đề đang còn hạn chế mà DN trong nước cần khắc phục.

T.Hà

HĐXX TAND tỉnh Cà Mau nhận định, hành vi của bị cáo Bùi Vũ Khoa (kẻ sát hại 3 người trong gia đình ở huyện Cái Nước) là đặc biệt nguy hiểm, mang tính côn đồ, cần cách ly vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội, nên tuyên án tử hình.

Lần đầu tiên nhiều hình ảnh tài liệu lưu trữ về cuộc đấu tranh chống Pháp của quân dân Hà Nội từ cuối thế kỉ 19 đến năm 1954, trong đó có nhiều truyền đơn cách mạng do Cảnh binh Pháp thu được ở Hà Nội được trưng bày tại triển lãm trực tuyến 3D “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Tai nạn giao thông (TNGT) được kiềm chế, giảm sâu cả 3 tiêu chí - là những kết quả nổi bật mà tỉnh Bắc Ninh đạt được sau 1 năm xây dựng “Tỉnh An toàn giao thông” (ATGT). Như vậy, đã có hàng trăm gia đình không có người chết vì TNGT, hàng trăm trẻ em không phải chịu mất cha, mẹ; cha mẹ không mất con; hàng trăm người không phải vào tù do gây TNGT…

Cơn bão số 3 được xem là một trong những cơn bão mạnh và gây thiệt hại nặng nề nhất đối với Hà Nội trong nhiều năm qua. Nhưng, với những nỗ lực không ngừng của các lực lượng chức năng trong việc khắc phục hậu quả cơn bão đã giúp giảm thiểu thiệt hại và nhanh chóng giúp nhân dân ổn định cuộc sống.

Thời gian qua, tại nhiều địa phương phía Nam, lực lượng chức năng liên tục phát hiện, xử lý nhiều đối tượng liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức thuê hoặc đặt người làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Thực tế này đang gây ra nhiều nguy cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người dân và gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội.

TAND tỉnh Bình Dương đang xét xử sơ thẩm vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 61.08D, trụ sở tọa lạc trên đường Đại lộ Bình Dương, phường Tân Định, TP Bến Cát, Bình Dương. Có 11 bị báo trước đây là đăng kiểm viên (ĐKV), nhân viên của Trung tâm đăng kiểm này bị đưa ra tòa xét xử với cùng tội danh.

Theo thống kê của Bộ Công an, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua diễn biến phức tạp. Chỉ tính trong tháng 8/2024, cả nước xảy ra 815 vụ, trong đó tội phạm lừa đảo qua mạng chiếm gần 55% tổng số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo quyết liệt việc phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文