Dự kiến trúng lớn vụ hoa Tết

15:50 20/12/2014
Thời điểm này, những nhà vườn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ Lách (Bến Tre), Hậu Giang… đang tất bật vào vụ và nhận đơn đặt hàng, sản xuất đáp ứng nhu cầu mùa Tết.

Giữa tháng 12/2014, người dân làng hoa Sa Đéc đang tất bật với công việc chăm sóc hoa, kiểng chuẩn bị Tết. Tổng diện tích trồng hoa phục vụ Tết của làng hoa Sa Đéc năm nay là hơn 85ha, với gần 2.000 hộ dân, tập trung vào các loại hoa như hoa hồng, các loại cúc (cúc mâm xôi, cúc Đài Loan, cúc tiger, cúc đồng tiền), dạ yến thảo, cát tường, vạn thọ...

Có thâm niên nhiều năm trồng hoa, năm nay, gia đình ông Trần Văn Phương (ngụ khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc) đã trồng 12.000 giỏ hoa, trên toàn bộ diện tích khoảng 4.000m² đất nông nghiệp. “Tổng số tiền chi phí khoảng 360 triệu đồng, chủ yếu là các khoản giống, thuốc, phân bón, đất sạch. Hiện tại, thời tiết thuận lợi hoa đã xuống giống tại vườn đều phát triển tốt, tôi đang xử lý thuốc, nước đúng liều lượng để hoa nở đúng dịp Tết”, ông Phương nói.

Huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) nổi tiếng là một trong những nơi cung cấp lượng lớn hoa kiểng Tết cho vùng ĐBSCL cũng như cả nước. Riêng tại xã Vĩnh Thành, nơi có diện tích trồng hoa lớn nhất huyện Chợ Lách, ước tính mùa hoa Tết năm nay, hơn 2.500 hộ dân của 11 làng nghề sản xuất và cung ứng ra thị trường hơn 2,3 triệu sản phẩm hoa... Ngoài những sản phẩm truyền thống, nhiều nhà vườn ở Cái Mơn (xã Vĩnh Thành) đã sưu tầm nhiều giống hoa kiểng mới lạ, chủ yếu là hoa treo và kiểng lá để bàn.

Mỗi vụ Tết, các nhà vườn ở các tỉnh ĐBSCL cung cấp hàng triệu giỏ hoa ra thị trường.

Theo Phòng NN&PTNT  huyện Chợ Lách, huyện có hàng trăm hecta đất trồng hoa kiểng,  hằng năm, cung ứng cho thị trường Tết khoảng 5 triệu sản phẩm. "Thích nhất là giai đoạn gần Tết, hoa nở rộ, bước ra vườn là thấy sắc hoa nở đủ màu. Cái khó của việc trồng hoa hiện nay là phải đi mua các loại phân rơm vun gốc. Do vậy, ngay sau Tết năm 2014 tôi và các thành viên trong gia đình mua trữ các loại phân rơm, thuốc để chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2015. Thời tiết thuận lợi cùng với nhu cầu của thị trường. Vụ hoa Tết này, các loại hoa hồng và cúc dự kiến sẽ tăng giá khoảng 10-20%”, ông Đặng Ngọc Tốt (nhà vườn trồng hoa ở khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc) phấn khởi nói.

So với Tết năm rồi, gia đình anh Trần Thanh Toản (ngụ khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc) đầu tư thêm 400 - 500 giỏ hoa, nâng số lượng lên khoảng 5.000 giỏ. Chủ yếu vẫn là các loại hoa, như: hoa hồng, dạ yến thảo, cát tường… Anh Toản cho hay: “Với diễn biến thời tiết như hiện tại, lượng giống nảy mầm có thể đạt 70-80%”.

Chị Hồ Thị Thoa (ngụ ấp Hòa An, xã Long Thới, huyện Chợ Lách), người có thâm niên nhiều năm trồng hoa cho biết, mùa hoa Tết 2014, hầu hết những hộ làm hoa Tết tại địa phương đều thắng lớn, khách hàng ưa chuộng, từ đó bán được giá cao. Trung bình một hộ sản xuất từ 1.000 đến 5.000 giỏ hoa các loại, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 30 triệu đồng/hộ.

Ông Bùi Thanh Liêm – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách cho biết: “Nhiều khả năng là từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ có mưa thất thường, kéo theo đó là sâu bệnh gây hại, vì vậy người trồng hoa kiểng cần có biện pháp phòng, trị kịp thời. Chúng tôi đã và đang phối hợp với các địa phương tạo điều kiện cho người dân bán sản phẩm hoa kiểng Tết ở TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, vận động bà con tìm kiếm điểm bán ở các địa phương khác hoặc tiêu thụ tại vườn để đỡ tốn công vận chuyển, giảm chi phí”.

Khởi đầu từ bưởi hình hồ lô, dưa hấu thỏi vàng, rồi đến các tạo hình, tạo chữ trên vỏ dưa, vỏ bưởi, hầu hết những sản phẩm này đều là thành quả từ những sáng kiến của người nông dân các tỉnh ĐBSCL.

Dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, ước tính toàn khu vực ĐBSCL có khoảng 25.000 trái cây tạo hình được bán ra thị trường. Ông Trần Thanh Liêm (ngụ khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) dự kiến, năm nay, ông và các thành viên liên kết sản xuất và cho ra thị trường khoảng 500 cặp dưa hấu hình thỏi vàng và hình vuông. Nếu không có đột biến, giá bán sẽ dao động từ 1,3 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/cặp. Còn ông Võ Hồng Quốc (ngụ ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) là người đầu tiên trồng 300 gốc đào tiên tạo hình hồ lô, dự kiến Tết này cung ứng ra thị trường khoảng 1.500 trái, với giá bán khoảng 1,4 triệu đồng/cặp. Tương tự, năm nay, CLB Bưởi tạo hình Phú Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) cũng sẽ tung ra thị trường khoảng từ 1.000 đến 3.000 trái “Bưởi lễ cát tường”.

Văn Vĩnh – Như Anh

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文