Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu vùng châu thổ Cửu Long

09:45 18/10/2022

Theo dự báo, nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu thì 40% diện tích ĐBSCL bị ngập, lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp không còn khả năng canh tác.

Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia chịu tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo kết quả nghiên cứu của Viện Tài nguyên thế giới về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP, chỉ riêng lũ lụt đã làm thiệt hại 2,3% GDP của Việt Nam mỗi năm. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã thiệt hại lên đến gần 9.000 tỷ đồng do thiên tai. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương bởi lũ lụt, nước biển dâng. Thực tế tại ĐBSCL năm 2022 cho thấy hiện tượng ngập lụt, sụt lún đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và khó lường.

Châu thổ Cửu Long chiếm 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. 

Theo dự báo, nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích ĐBSCL bị ngập, lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp không còn khả năng canh tác. Châu thổ Cửu Long có thế mạnh về nông nghiệp, kinh tế và người dân nơi đây sống nhờ vào nuôi trồng, sản xuất, xuất khẩu nông thủy sản. Thời gian qua, BĐKH, xâm nhập mặn, hạn hán, ngập lụt đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông sản cũng như gây tác hại nghiêm trọng đến nhiều mặt đời sống của người dân, góp phần cản trở sự phát triển của vùng nói chung, doanh nghiệp ĐBSCL nói riêng.

ĐBSCL đang đứng trước nhiều thách thức của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn. 

Sự tham gia của doanh nghiệp vùng ĐBSCL trong thích ứng và chủ động phòng chống thiên tai là cấp thiết và quan trọng đối. Doanh nghiệp ĐBSCL giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đồng thời là tác nhân chính trong chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông thủy sản ĐBSCL. Doanh nghiệp cũng chính là lực lượng có đủ điều kiện để chủ động phòng chống, ứng phó, cũng như thích ứng và hồi phục nhanh chóng sau thiên tai…

Chính vì vậy, việc tạo các điều kiện để doanh nghiệp ĐBSCL, cùng với các cơ quan hữu quan, cộng đồng cùng nhau thực hiện các hành động vì mục tiêu phát triển kinh tế thích ứng với BĐKH, vì một tương lai thịnh vượng và bền vững thông qua việc hiểu đúng về BĐKH, sử dụng công nghệ, năng lượng hiệu quả trong sản xuất, chế biến nông thủy sản, biến thách thức thành cơ hội kinh doanh… là việc làm cấp thiết đối với ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay.

Diễn đàn “Tác động hạn mặn đến phát triển kinh tế và doanh nghiệp ĐBSCL - các giải pháp thích ứng” được VCCI Cần Thơ phối hợp cùng Qũy Châu Á (TAF) tổ chức ngày 21/10 tại TP Cần Thơ, dưới sự tài trợ UPS nhằm cung cấp thông tin mới nhất về tác động của BĐKH đối với ĐBSCL. Ban tổ chức kỳ vọng chuỗi sự kiện góp phần thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và khu vực kinh tế tư nhân vào các hoạt động thích ứng BĐKH, phòng chống rủi ro thiên tai; tìm kiếm các giải pháp, mô hình sản xuất bền vững; thúc đẩy cơ hội kinh doanh, trao đổi giải pháp thích ứng cho nhiều thành phần kinh tế trong chuỗi giá trị nông, thủy sản khu vực ĐBSCL.

Văn Đức

Greenland có thể trở thành một quốc gia độc lập nếu người dân muốn, nhưng không thể trở thành một tiểu bang của Mỹ, Ngoại trưởng Đan Mạch nhấn mạnh sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo gần Bắc Cực này.

Thành công của thể thao Việt Nam trong thời gian qua nhờ sự đóng góp của các VĐV nhập tịch hoàn toàn gốc nước ngoài và VĐV gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài hoặc đã về Việt Nam làm việc có thể sẽ thúc đẩy thêm cách chọn lựa nhân sự của nhiều đội tuyển quốc gia. Dù thế nào thì hệ thống đào tạo trẻ trong nước vẫn cần được giữ vững, xem trọng.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ biểu dương Đảng uỷ Cục CSGT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, đã lãnh đạo Đảng bộ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục đề ra.

Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ngày 8/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper có buổi gặp gỡ sinh viên, giảng viên và lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). 

Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực với việc tăng nặng xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông đã tạo ra được bộ mặt mới về giao thông với việc ý thức của người nâng cao rõ rệt, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược, đi trên vỉa hè… giảm mạnh.

Ra đường với cái đầu “nóng”, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới, nặng thì lao vào ẩu đả, hung hăng xuống tay đánh đập dã man người khác. Chỉ một phút côn đồ mà vướng vòng lao lý, để lại vết nhơ cả cuộc đời…

Nhiều tài xế xe máy ở Hà Nội đi vào đường Vành đai 2 trên cao (tuyến đường dành cho ô tô di chuyển với tốc độ tối đa 80km/h), đã đưa ra nhiều lý do như "không chú ý biển báo", "đi nhầm đường"... để biện minh cho hành vi vi phạm. Với hành vi vi phạm nêu trên, ngoài việc bị xử phạt hành chính thì tài xế còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文