Gỡ vướng cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại TP Hồ Chí Minh

08:25 15/12/2023

Ngày 14/12, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JCCH) tổ chức “hội nghị bàn tròn doanh nghiệp Nhật Bản”, để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của DN Nhật Bản đang đầu tư tại TP Hồ Chí Minh.

Hiện nay, Nhật Bản có 1.657 dự án đang hoạt động, chiếm 14% số dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn TP Hồ Chí Minh với tổng số vốn đầu tư hơn 5,7 tỷ USD. Đứng vị trí thứ 3 trong số các nhà đầu tư (NĐT) FDI tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, có các vấn đề vướng mắc mà doanh nghiệp Nhật Bản gặp phải, tập trung 4 lĩnh vực: thuế, hải quan, pháp luật – lao động và môi trường – đời sống.

Hội nghị bàn tròn doanh nghiệp Nhật Bản.

Ông Đào Minh Chánh, Phó Giám đốc ITPC cho biết, ITPC đã phối hợp với các Sở, ngành và JCCH giải quyết 25 câu hỏi, kiến nghị của các DN Nhật Bản. Trong đó nhiều nhất là lĩnh vực thuế, Cục thuế Thành phố đã giải quyết 9/12 kiến nghị và hiện đang tiếp tục phối hợp với JCCH giải quyết 3 kiến nghị còn lại; Lĩnh vực pháp luật – lao động, giải quyết 4/6 kiến nghị, 2 kiến nghị còn lại liên quan đến thủ tục phê duyệt Quy hoạch 1/500 và về thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Công ty Nipro Việt Nam tại Khu Công nghệ cao; Lĩnh vực môi trường – đời sống, 2 kiến nghị đã được giải quyết, còn 1 kiến nghị còn lại liên quan đến việc triển khai cổng kiểm soát xuất nhập cảnh tự động tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, hiện Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Thành phố tiếp tục phối hợp với JCCH để giải quyết. Đặc biệt, lĩnh vực hải quan, 4 kiến nghị đã được Cục Hải quan Thành phố giải quyết cho DN Nhật.

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan rà soát, đánh giá để cải cách, loại bỏ thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh không cần thiết. Chính quyền thành phố cam kết luôn đồng hành, cùng vượt khó để cùng thành công với các cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

T.Hà

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文