Ngành Hải quan ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan lật tẩy nhiều vụ vi phạm (bài 1)

14:09 11/12/2023

Cuối năm là cao điểm của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên tuyến biên giới với thủ đoạn tinh vi. Với vai trò “người gác cửa cho nền kinh tế”, thời gian qua, Tổng cục Hải quan phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại.

Cơ quan Hải quan lật tẩy và ngăn chặn nhiều thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại tinh vi, phức tạp. Ngành Hải quan đã khẳng định vai trò chốt chặn, chủ động đấu tranh, ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM), góp phần quan trọng để bảo vệ an ninh, an toàn cộng đồng.

Ngành Hải quan sẽ tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, chủ động đấu tranh, ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại.

Chốt chặn ngăn buôn lậu, gian lận thương mại

Tình hình buôn lậu, GLTM những tháng cuối năm 2023 tiếp tục diễn biến phức tạp tập trung vào một số hành vi như: Không khai báo, khai hải quan không đúng với thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng nhằm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, động vật hoang dã...

Lực lượng Hải quan, Công an tham gia bắt giữ vụ nhập lậu pháo tại Lạng Sơn.

Theo Cục Hải quan Hà Tĩnh, những năm gần đây, phương thức thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu và GLTM ngày càng tinh vi: Tại các địa bàn trọng điểm, các đối tượng buôn lậu thường vận chuyển hàng hóa tập kết tại các kho chứa hàng hóa, nhà dân nằm trong khu vực biên giới, lợi dụng sơ hở của các lực lượng chống buôn lậu để vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Cục Hải quan Hải Phòng luôn xác định đấu tranh chống buôn lậu, GLTM, hàng giả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, từ tháng 1/2021 đến nay, Cục Hải quan Hải Phòng đã phát hiện, xử lý gần 10.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 86 tỷ đồng; thu giữ số lượng lớn tang vật vi phạm là hàng hóa cấm xuất khẩu (XK), nhập khẩu (NK), hàng giả, hàng hóa vi phạm Công ước Cites, ma túy (thu giữ 665kg nhựa cần sa trị giá 153 tỷ đồng, 76 bánh heroin, 10kg ma túy đá, 1.200 viên ma túy tổng hợp, 17,5kg ma túy tổng hợp dạng viên nén, 2kg ketamin,…; phát hiện 1 vụ NK trái phép 19,5kg sừng tê giác trắng và 4 vụ nhập lậu tổng số 8,3 tấn ngà voi châu Phi; hàng chục container gỗ quý vi phạm Công ước Cites…).

Cán bộ Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc kiểm tra hàng hóa của doanh nghiệp trước khi thông quan.

Riêng trong 9 tháng năm 2023, toàn Cục đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 2.939 vụ, tổng số tiền phạt là 31,1 tỷ đồng; khởi tố, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố 12 vụ. Trong đó có một số vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa (giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa).

Điển hình như 4 vụ nhập lậu ngà voi, sản phẩm ngà voi từ các nước châu Phi về cảng Hải Phòng (được cất giấu trong các container chứa lạc, sừng bò, gỗ,…) với tổng trọng lượng 8,3 tấn; lô hàng NK là bỉm, tã Trung Quốc nhưng dán nhãn nhãn hàng hóa thể hiện xuất xứ Hàn Quốc; lô hàng khai là linh kiện lắp ráp tivi nhưng thực tế có trên 500 chiếc tivi không khai báo, được dán nhãn “Made in VietNam”; lô hàng XK bột chè xanh, có xuất xứ từ Nhật Bản nhưng được dán lại nhãn phụ, khai báo xuất xứ Việt Nam để trốn tránh việc kiểm soát của cơ quan chức năng tại quốc gia NK…

Đáng chú ý, Cục phát hiện nhiều vụ NK hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, thu giữ hàng chục container hàng hóa vi phạm (các sản phẩm bản lề, khóa cửa và phụ kiện giả mạo thương hiệu Blum, KinLong, Việt Tiệp…; các sản phẩm đồ gia dụng, điện tử có thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn về chỉ dẫn địa lý, nhà sản xuất, xuất xứ hàng hóa…). Hầu hết các lô hàng này được NK từ các quốc gia lân cận, trong khu vực với các thủ đoạn khá tinh vi. Thủ đoạn như khai báo sai tên hàng, chủng loại vào các mặt hàng có mức độ rủi ro thấp để lợi dụng việc phân luồng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa...

Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM Đỗ Thanh Quang cho biết, tình hình buôn lậu, GLTM trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP HCM diễn biến phức tạp, biến tướng, xuất hiện nhiều hình thức gian lận mới, tinh vi. Để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp (DN), cơ quan Hải quan đã áp dụng quản lý hải quan hiện đại, áp dụng quản lý rủi ro. Tuy nhiên, một số đối tượng đã triệt để lợi dụng sự thông thoáng trong thủ tục hải quan để thực hiện hành vi buôn lậu, GLTM, buôn bán trái phép chất ma túy.

Nhiều giải pháp mới ngăn tội phạm gian lận thương mại

Tổng cục Hải quan đề ra nhiều biện pháp để một mặt tạo thuận lợi thương mại, mặt khác ngăn chặn lợi dụng GLTM. Tiêu biểu như: xây dựng hồ sơ rủi ro, hồ sơ tuyến trọng điểm về hàng hóa NK trước khi hàng đến cảng, tập trung phân tích thông tin trên E-manifest, lựa chọn soi chiếu trước thông quan để kịp thời, chủ động phát hiện các lô hàng vi phạm ngay khi cập cảng.

Công chức Hải quan Cửa Lò (Nghệ An) giám sát hàng hóa trên hệ thống giám sát.

Năm 2022, tại các cảng biển thuộc TP HCM và Hải Phòng, lực lượng hải quan đã phát hiện 295 lô hàng luồng xanh và luồng vàng vi phạm nhập hàng không khai báo, khai sai chủng loại, số lượng, nhập hàng không đủ điều kiện. Trong 9 tháng qua, có 229 lô hàng tờ khai (trong đó 217 tờ khai NK và 12 tờ khai XK) luồng xanh, vàng vi phạm về khai sai chủng loại, số lượng và nhập hàng không khai báo, hàng nhập không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, không có giấy phép xuất nhập khẩu hàng cấm, hàng Cites…

Theo Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Duy Ngọc, lực lượng Hải quan vừa phải cải cách, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK nhưng cũng phải phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, GLTM. Thực hiện song song 2 nhiệm vụ, mỗi CBCC Hải quan Hải Phòng luôn phải tự học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giữ vững đạo đức tác phong và thường xuyên đề cao cảnh giác để phát hiện các vụ việc buôn lậu, GLTM qua biên giới với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường. Hiện, 100% tờ khai tại Cục Hải quan Hải Phòng đã thực hiện trên môi trường điện tử.

Để đạt được mục tiêu trên, Cục Hải quan Hải Phòng xác định cải cách hành chính, hiện đại hóa Hải quan, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý rủi ro trên tất cả các lĩnh vực luôn là giải pháp hữu hiệu nhất. Cục Hải quan Hải Phòng vận hành hiệu quả các trang thiết bị hiện đại được Tổng cục Hải quan trang cấp như hệ thống camera giám sát trực tuyến tại khu vực cảng, kho, bãi; seal định vị điện tử trong việc giám sát quá trình vận chuyển các lô hàng XNK qua địa bàn. Đặc biệt là việc vận hành hiệu quả hệ thống máy soi (1 máy soi cố định, 5 máy soi di động, 1 máy soi hành lý tại sân bay), cùng với việc bố trí trực 24/7 để thực hiện việc kiểm tra hàng hóa ngay trong quá trình xếp dỡ từ phương tiện vận tải xuống cảng đã góp phần giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa từ 5% (năm 2020) xuống còn 3% (tháng 9/2023).

Lô hàng dây cáp điện nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT do Hải quan TPHCM phát hiện đã được khởi tố chuyển Công an TP HCM điều tra.

Ông Ngô Tiến Thành, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị tăng cường nắm tình hình, tuần tra, kiểm soát tại các khu vực trọng điểm. Tiếp tục tập trung rà soát, thu thập thông tin, tài liệu và tổng hợp danh sách DN tại kho ngoại quan để đánh giá, phân loại, xác định đối tượng trọng điểm phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, GLTM, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM Đỗ Thanh Quang cho biết, với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu cũng như các chi cục hải quan đã kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn hiệu quả các vụ vi phạm. Trong 11 tháng năm 2023, Cục Hải quan TP HCM đã phát hiện, bắt giữ 2.759 vụ việc vi phạm, với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 3.853 tỷ đồng. Trong đó có 2 vụ buôn lậu, 3 vụ vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, 36 vụ vi phạm về ma túy, 37 vụ vi phạm về kiểm soát hải quan, 2.679 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, 2 vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả. Trong đó, Cục Hải quan TP HCM đã khởi tố và kiến nghị khởi tố hình sự gần 50 vụ.

Để chủ động trong việc đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả hành vi buôn lậu, GLTM, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Cục Hải quan TP HCM xây dựng và triển khai Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu và GLTM, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2024. Theo đó, các đơn vị tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, tuần tra, kiểm soát xác định địa bàn, tuyến trọng điểm tại các cửa khẩu, đặt biệt là cảng hàng không quốc tế, chuyển phát nhanh, cảng biển và kiểm soát chặt chẽ hàng hóa XNK quá cảnh, hành lý của hành khách XNC. 

Với vai trò Cơ quan tham mưu, giúp việc cho Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, cảnh báo cho các cục hải quan địa phương, hướng dẫn thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm. Thống kê từ 16/10 - 15/11/2023, toàn ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 2.057 vụ việc vi phạm pháp luật, trị giá ước tính 1.243 tỷ đồng. Luỹ kế 11 tháng, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 14.589 vụ việc vi phạm, trị giá ước tính 11.521 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 35 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 166 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước là 474.258 tỷ đồng.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, hoạt động buôn lậu, GLTM, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới đã và đang diễn biến hết sức phức tạp với phương thức, thủ đoạn tinh vi khó lường. Cùng với tạo điều kiện thuận lợi cho DN, ngành Hải quan sẽ tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, chủ động đấu tranh, ngăn chặn buôn lậu, GLTM, góp phần quan trọng để bảo vệ an ninh, an toàn cộng đồng.

Lưu Hiệp

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文