Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh và đúng hướng

08:37 13/12/2021

Tại diễn đàn quốc gia doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ III do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức, các doanh nghiệp công nghệ đều thống nhất cho rằng, hạ tầng viễn thông đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số quốc gia.

Để đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong chuyển đổi số, doanh nghiệp Việt Nam phải làm chủ được công nghệ, hạn chế lệ thuộc vào các nền tảng công nghệ của nước ngoài. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần sớm hoàn thiện thể chế, các bộ công cụ đo lường để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh và đúng hướng.

Ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel nhận định: Hạ tầng viễn thông công nghệ số đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên, nếu Việt Nam tiếp diễn tình trạng đi mua của nước ngoài sẽ không làm chủ được công nghệ và không đảm bảo an toàn bảo mật thông tin. Do đó, Viettel thực hiện chiến lược "Make in Vietnam", tự nghiên cứu sản xuất thiết bị hạ tầng viễn thông và hạ tầng số. Cách làm của Viettel khi nghiên cứu sản xuất thiết bị hạ tầng số là làm chủ hệ thống, công nghệ lõi.

Không dừng lại ở mức chỉ gia công, sản xuất theo nước ngoài, đơn vị chia hệ thống thành nhiều thành phần và làm chủ từng công đoạn, trước hết là phần mềm, phần cứng và cuối cùng là sản xuất chipet. Chipet là công nghệ lõi của tất cả các sản phẩm viễn thông, CNTT. Do đó, chỉ khi làm chủ công nghệ này, Việt Nam mới thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình. Hiện tất cả sản phẩm của Viettel đều theo hướng mở, tạo ra hệ sinh thái giúp cộng đồng phát triển, ứng dụng nền tảng. Đồng thời, doanh nghiệp chủ động đăng ký bằng sáng chế bảo vệ tài sản trí tuệ với các hiệp hội trên thế giới.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ sớm ban hành bộ chỉ số đánh giá về chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Cũng theo ông Lê Đăng Dũng, Viettel rất muốn bán sản phẩm cho thị trường trong nước nhưng còn vướng mắc nhiều cơ chế. Do đó, đơn vị đề xuất Chính phủ về sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ theo hướng tăng tính chủ động, đồng thời có các chính sách đặc thù để tận dụng thị trường nội địa.

Ông Nguyễn Minh Đức, CEO Công ty CyRadar cũng cho rằng, khi công ty thực hiện khảo sát liên quan đến vấn đề chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp chưa hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật của hệ thống công nghệ thông tin hiện nay, đặc biệt là nguy cơ rò rỉ dữ liệu. Điều này cho thấy, muốn chuyển đổi số thành công, trước hết phải đảm bảo an toàn thông tin mạng.

Ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và khoa học Quốc hội khẳng định: Công nghệ số tác động đến đời sống kinh tế - xã hội theo nhiều cách khác nhau như giao tiếp, tự động hóa, tạo lập - vận hành mô hình kinh doanh mới... Và đặc biệt nó tác động sâu rộng đến hệ thống pháp luật, làm thay đổi yếu tố không gian, thời gian và chủ thể phát luật. Khi phương thức sống của con người thay đổi, buộc pháp luật phải thay đổi theo. Điều này đòi hỏi Nhà nước cần chủ động hoàn thiện thể chế để nắm bắt mọi cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

“Hiện nay, nhiệm vụ thể chế hóa đang được thực hiện tích cực nhưng còn nhiều thách thức, không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Đơn cử như việc những tiến bộ của khoa học công nghệ đã vượt qua dự tính của các nhà lập pháp và đặt ra nhiều thách thức trong việc hoàn thiện thể chế; sự xuất hiện các mô hình kinh doanh mới đã làm cho ranh giới giữa các nhà cung cấp dịch vụ, sản xuất, người tiêu dùng không còn rõ ràng; các giao dịch chủ yếu diễn ra trên môi trường số nên việc đảm bảo an ninh, an toàn mạng, bảo mật dữ liệu gặp khó khăn. Những yếu tố này đòi hỏi việc hoàn thiện thể chế cần có cách tiếp cận sáng tạo hơn, khác biệt để vừa thúc đẩy chuyển đổi số, vừa đảm bảo môi trường số an toàn như thay đổi tư duy, có cách tiếp cận toàn diện hơn”, ông Huy nêu ý kiến.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Kinh tế số là nền kinh tế dựa trên dữ liệu, vì vậy chính sách về dữ liệu có vai trò quyết định cho kinh tế số. Chính phủ sẽ có một chiến lược để tạo ra nhiều dữ liệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác dữ liệu này để tạo ra giá trị. Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ có nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Một trang web quốc gia để chia sẻ các kinh nghiệm chuyển đổi số sẽ được thiết lập; bộ chỉ số đánh giá về chuyển đổi số doanh nghiệp do Bộ TT&TT chủ trì cũng sẽ sớm được ban hành nhằm thúc đẩy chuyển đổi số đi nhanh và đi đúng hướng.

Huyền Thanh

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文