Khánh Hoà: Chậm xây dựng kế hoạch đầu tư công, chi thường xuyên sai quy định

08:42 05/01/2025

Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa công bố kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023; chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2023; chuyên đề công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của các cơ sở y tế công lập tỉnh Khánh Hòa.

Qua đó, KTNN kiến nghị xử lý tài chính hơn 273,1 tỷ đồng (bao gồm tăng thu ngân sách hơn 2,1 tỷ đồng; giảm dự toán, giảm thanh toán năm sau hơn 3 tỷ đồng; thu hồi kinh phí thừa hơn 267,8 tỷ đồng); kiến nghị khác hơn 189,7 tỷ đồng.

Còn nhiều hạn chế trong quá trình điều hành ngân sách

KTNN đánh giá, năm 2023, mặc dù còn nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh Khánh Hoà tiếp tục ổn định và phát triển. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán cho thấy địa phương còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình điều hành ngân sách. Cụ thể, trong công tác thu ngân sách, kết quả kiểm toán chỉ rõ, dự toán khoản thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, dự toán thu nội địa năm 2023 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, cổ tức, lợi nhuận sau thuế của tỉnh Khánh Hòa chưa thể hiện sự phấn đấu tăng thu từ khâu lập dự toán theo quy định.

Kết quả kiểm toán cho thấy tỉnh Khánh Hoà còn một số hạn chế cần khắc phục trong quá trình điều hành ngân sách.

Đối với công tác chi đầu tư xây dựng cơ bản, kết quả kiểm toán cho thấy địa phương chậm xây dựng Kế hoạch đầu tư công năm 2023 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; còn trường hợp chưa lựa chọn danh mục và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án từ đầu năm; chưa ưu tiên bố trí đủ vốn cho dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng; chưa ưu tiên bố trí vốn cho dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt…Tỉnh bố trí nguồn xổ số kiến thiết 23,8 tỷ đồng để hoàn trả ứng trước tiền thuê đất đã nộp cho các nhà đầu tư tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh là chưa phù hợp. Việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn nhiều lần; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn cho dự án không sát thực tế dẫn đến phải xin kéo dài thời gian thực hiện giải ngân.

Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh đạt thấp (chỉ đạt 69% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm phấn đấu trên 95%). Đối với chi thường xuyên, tỉnh Khánh Hòa giao dự toán từ nguồn thu sử dụng đất 30 tỷ đồng để bố trí trong lĩnh vực chi thường xuyên không đúng theo quy định. UBND tỉnh giao dự toán hỗ trợ kinh phí nhân viên cấp dưỡng, bảo mẫu, cán bộ quản lý phục vụ công tác bán trú cho học sinh tiểu học là con em đồng bào dân tộc thiểu số hơn 6,4 tỷ đồng cho các huyện không có trong định mức chi do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành; giao thừa dự toán tiền lương và định mức hoạt động đơn vị sự nghiệp phân bổ theo biên chế cho thành phố Nha Trang hơn 2,8 tỷ đồng.

Liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2023,  kết quả kiểm toán cho thấy, UBND tỉnh Khánh Hòa chưa ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Nhiều dự án liên quan đến môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu còn chưa được triển khai, chậm triển khai hoặc phải dừng triển khai. Chưa kịp thời thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện một số gói thầu xử lý rác thải sinh hoạt theo quy định (thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh); một số xã, phường chưa nộp trả ngân sách cấp trên (thành phố Nha Trang, thị xã Ninh Hoà) kinh phí thừa hết nhiệm vụ chi hơn 2 tỷ đồng.

Về công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của các cơ sở y tế công lập tại tỉnh Khánh Hoà. Kết quả kiểm toán cũng chỉ rõ, công tác lập dự toán thu còn chưa có căn cứ, chưa thuyết minh cơ sở tính toán và xây dựng phương án sử dụng; không phân bổ hết dự toán cho các đơn vị trực thuộc ngay từ đầu năm mà giữ lại phân bổ hết trong năm. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn để xảy ra tình trạng công nợ tồn lâu, chưa có biện pháp xử lý dứt điểm; chưa làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm đối với các khoản viện phí mà cơ quan BHXH từ chối thanh toán.

Tại thời điểm kiểm toán, các bệnh viện chưa thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu khám, chữa bệnh thuộc BHYT và không thuộc BHYT thanh toán theo khung giá quy định của Nhà nước; một số bệnh viện chưa kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng và chưa nộp tiền thuê đất đối với diện tích đất được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết tổng số tiền 182 triệu đồng; chưa thực hiện các thủ tục chuyển đổi hình thức sử dụng đất từ giao đất không thu tiền sang thuê đất trả tiền hàng năm; ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị chậm.

Một số bệnh viện chưa chuyển số dư quỹ dự phòng ổn định thu nhập đã trích lập vào quỹ bổ sung thu nhập; chênh lệch thu lớn hơn chi năm 2023 còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định không bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp mà theo dõi riêng…

Xử lý tài chính hơn 273 tỷ đồng và kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan

Qua kết quả kiểm toán, KTNN kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các đơn vị thực hiện xử lý tài chính hơn 273,1 tỷ đồng (tăng thu NSNN hơn 2,1 tỷ đồng; giảm dự toán, giảm thanh toán năm sau hơn 3 tỷ đồng; thu hồi kinh phí thừa hơn 267,8 tỷ đồng); kiến nghị khác hơn 189,7 tỷ đồng. Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Xem xét, xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt tỷ lệ thấp và xếp loại yếu (Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông) theo tiêu chí đánh giá đã ban hành.

Ngoài ra, KTNN đề nghị UBND tỉnh Khánh Hoà và các đơn vị trực thuộc được kiểm toán chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với hạn chế, tồn tại đã được nêu trong BCKT, đồng thời kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. 

Đối với Bộ Y tế,  KTNN kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể cơ sở xác định và việc quản lý và sử dụng chi phí dự phòng rủi ro trong cơ cấu giá dịch vụ khám, chữa bệnh quy định tại Thông tư số 13/2023/TT-BYT ngày 29/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám, bệnh, chữa bệnh của nhà nước, làm cơ sở cho các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện. Điều chỉnh, sửa đổi giá tối đa và tối thiểu đối với cùng một dịch vụ quặn gây mê 01 mi, 02 mi, 03 mi, 04 mi và phẫu thuật tháo nẹp vít sau kết hợp xương một bên tại Phụ lục 02 khung giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo yêu cầu của Thông tư số 13/2023/TT-BYT ngày 29/6/2023 của Bộ Y tế quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp cho phù hợp.

Đặng Nhật

Theo ông Andrii Kovalenko, người đứng đầu Trung tâm chống thông tin sai lệch của Ukraine, quân đội Ukraine đã tấn công các lực lượng Nga theo nhiều hướng ở tỉnh Kursk. Chiến dịch của Ukraine nhắm vào làng Berdin, phía Đông Bắc thị trấn Sudzha, TASS hôm 5/1 đưa tin.

Điều này xảy ra sau khi Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chống lại lệnh bắt giữ liên quan đến việc ông áp đặt lệnh thiết quân luật, chỉ vài ngày trước khi lệnh này hết hiệu lực vào 6/1. Hôm 3/1, hơn 100 cảnh sát mang theo lệnh bắt giữ trong tay nhưng cuối cùng vẫn không làm gì được Tổng thống Yoon Suk-yeol dù đã bao vây tư dinh của ông tới 6 tiếng đồng hồ trong ngày 3/1.

Dù đã liên tục phát đi cảnh báo song càng đến những ngày cuối năm, tình trạng lừa đảo công nghệ cao càng diễn biến phức tạp, cùng với đó số nạn nhân tiếp tục gia tăng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Những chiêu lừa không mới như tuyển cộng tác viên online, thanh toán đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử hoặc các doanh nghiệp, đầu tư tài chính...

Theo Sở KH&ĐT TP Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn đang có đến 220 dự án tồn đọng, dừng thi công. Trong đó số dự án có vốn đầu tư công lên đến 161; dự án đầu tư bằng vốn tư nhân là 50 và có 9 dự án đầu tư theo hình thức PPP. Dự án đầu tư công chậm tiến độ kéo dài trên không chỉ khiến các công trình bị đội vốn rất lớn do trượt giá, chi phí bồi thường tăng cao, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và trách nhiệm giải ngân vốn đầu tư công. 

Thế giới đã bước sang năm mới 2025 nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều nguy cơ gây mất an ninh, từ xung đột địa chính trị, khủng bố, đến thảm họa tự nhiên và các cuộc tấn công mạng. Những mối đe dọa này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia mà còn đe dọa hòa bình và ổn định toàn cầu.

Đường dây do các đối tượng người Đài Loan (Trung Quốc), cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều hành; hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng và lợi dụng không gian mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người nước ngoài, rửa tiền thông qua mua bán ngoại tệ, tiền ảo, với số tiền đã chiếm đoạt lên đến 84 triệu USD, tương đương 2.000 tỷ đồng.

Thủ đô Hà Nội cùng với các tỉnh thành khác ở miền Bắc sáng sớm có sương mù, ngày nắng, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, cảm giác hanh khô. Khu vực Nam Bộ thời tiết mưa dông được dự báo về chiều tối và đêm, ngày nắng.

Bộ Công an khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam trong việc ủng hộ vai trò trung tâm của Liên hợp quốc (LHQ) trong hệ thống quản trị toàn cầu, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, xây dựng trật tự thế giới dựa trên pháp luật quốc tế và Hiến chương LHQ; đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn cầu, góp phần duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới.

Ngày 5/1, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Thị Thảo (SN 1996, trú tại Lào Cai) và Lin Kai Yuan (SN 1985, quốc tịch Trung Quốc, trú tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) về tội “Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”; khởi tố bị can đối với Dương Thị Như Hồng (SN 2000, trú tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) về tội “Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文