Kiểm soát dịch bệnh, từng bước khôi phục hoạt động sản xuất

08:16 09/11/2021

Hai tuần qua, các tỉnh Tây Nam bộ ghi nhận ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh, thậm chí có địa phương trong ngày ghi nhận từ 200 đến 400 ca nhiễm mới. Theo đánh giá của các địa phương, nguyên nhân gia tăng ca nhiễm mới là khi triển khai thích ứng an toàn, dỡ bỏ chốt kiểm soát, người dân đã lơ là, chủ quan trước dịch bệnh. Các ổ dịch cộng đồng lây lan nhanh tại một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh ăn uống…

 

Linh hoạt ứng phó dịch bệnh

Từ ngày 18/10, TP Cần Thơ xác định dịch ở cấp độ 1 và khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Nghị quyết 128. Tuy nhiên chỉ sau hai tuần, TP Cần  Thơ đã nâng lên cấp độ 2. Cụ thể, cấp độ 2 có 5 quận, huyện: Cái Răng, Vĩnh Thạnh, Phong Điền, Cờ Đỏ và Thới Lai. Cấp độ 3 gồm 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt. Khoảng 1 tuần qua, mỗi ngày thành phố ghi nhận từ 200 đến 400 ca nhiễm được phát hiện trong các khu phong tỏa, khu cách ly và xét nghiệm sàng lọc. Ngành chức năng ghi nhận một số ổ dịch lớn tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu công nghiệp, trong đó có doanh nghiệp phát hiện đến 150 F0.

Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, nhiều huyện, thị xã và thành phố thuộc các tỉnh, thành Tây Nam bộ đã phải nâng cấp độ phòng, chống dịch. Về phân loại cấp độ dịch cấp huyện, tỉnh Đồng Tháp có 12/12 huyện, thành phố thuộc cấp 2. Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, địa phương phấn đấu đến cuối năm nay, sẽ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đạt hơn 70% dân số.

Tỉnh Tiền Giang đang từng bước đẩy mạnh thực hiện cách ly điều trị F0 không triệu chứng tại nhà, giảm áp lực cho cơ sở điều trị, từ đó nâng cao chất lượng điều trị. Tỉnh đã giảm 7 cơ sở điều trị với 3.145 giường bệnh, còn 2.605 giường bệnh thuộc 3 tầng điều trị bệnh nhân COVID-19. Tiền Giang có 2.232 bệnh nhân đang được điều trị, 1.266 F1 cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và 7.157 người là F1, F2 và người về từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe tại nhà.

Các tỉnh, thành Tây Nam Bộ vừa chống dịch, vừa khôi phục sản xuất.

An Giang, địa phương ghi nhận có số ca nhiễm tăng cao trong những ngày qua. Ngoài việc tầm soát, xét nghiệm thần tốc, sớm “bóc” F0 ra khỏi cộng đồng, địa phương đã xây dựng các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, sức khỏe của người dân, từng bước lại trạng thái “bình thường mới”. Ông Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang, yêu cầu chủ động thực hiện các nội dung theo Nghị quyết 128 một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Từng bước khôi phục sản xuất

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra những tác động không nhỏ, TP Cần Thơ vẫn kiên trì mục tiêu tăng trưởng, triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực, kêu gọi đầu tư vào các dự án trọng điểm.

Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhấn mạnh dịch COVID-19 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Các sở, ban ngành và UBND quận, huyện bám sát “mục tiêu kép” và tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 128. Thành phố coi kiểm soát dịch bệnh là điều kiện tiên quyết để ổn định đời sống nhân dân và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước mở cửa các hoạt động phù hợp với diễn biến, cấp độ dịch, độ bao phủ vaccine. Tập trung rà soát, đánh giá kỹ lưỡng kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, từ đó đề ra giải pháp phù hợp, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Tại Đồng Tháp, các ngành và địa phương tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ, khẩn trương để kịp thời xử lý các ổ dịch mới phát sinh, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh. Khôi phục sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác. Đến nay, toàn tỉnh có 248 doanh nghiệp công nghiệp hoạt động trở lại với 42.000 lao động, công suất hoạt động đạt 60%. Các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, chợ đã khôi phục hoạt động, đạt 93%. Các chợ từng bước mở cửa hoạt động trở lại đảm bảo cung ứng hàng hoá và khôi phục lại hoạt động thương mại. Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc Sở Công Thương, Ban hỗ trợ sản xuất kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp tỉnh sẽ tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các địa phương thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thu hoạch và tiêu thụ nông sản, đảm bảo thông suốt và an toàn phòng, chống dịch.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đánh giá kết quả thực hiện kịch bản phục hồi kinh tế trong tháng 10 cho thấy nhiều tín hiệu khả quan. Sản xuất nông nghiệp đạt và vượt kế hoạch, chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng qua tăng gần 30%, đáng chú ý là sản lượng các sản phẩm chủ lực đều tăng. Dù đang phải đối mặt với những diễn biến khó lường của dịch bệnh, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng chủ động, linh hoạt trong tổ chức sản xuất trong trạng thái “bình thường mới”, đẩy mạnh xuất khẩu.

Từ ngày 1/11, tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp chuyển từ “3 tại chỗ” sang hoạt động theo phương án phòng, chống dịch gắn với các doanh nghiệp nâng dần quy mô hoạt động. Tiền Giang tăng cường tiêm vaccine cho người lao động trong khu, cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với an toàn phòng, chống dịch. Đến nay, số người lao động trong và ngoài khu, cụm công nghiệp đã tiêm đủ 2 mũi đạt khoảng 60%.

Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang, đã có 129 doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệm đang hoạt động với 53.422 người. Trong đó 83 doanh nghiệp lựa chọn phương án tổ chức cho 43.863 người lao động tham gia thực hiện đi, về hàng ngày, 3 doanh nghiệp lựa chọn kết hợp phương án “3 tại chỗ” và đi, về hàng ngày với 1.270 người tham gia thực hiện và 43 doanh nghiệp đang thực hiện theo phương án “3 tại chỗ” với 8.289 người. Đối với doanh nghiệp có trên 200 lao động ở ngoài khu, cụm công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang đã hướng dẫn, thẩm định cho 23 doanh nghiệp với tổng số 14.717 lao động xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp có số lao động dưới 200 người, các địa phương đã hướng dẫn, thẩm định phương án của doanh nghiệp.

Văn Vĩnh

Chiến lược dữ liệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xác định là nguồn tài nguyên mới, yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Dữ liệu của Việt Nam mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Đàm Vĩnh Hưng, lại một lần nữa là Đàm Vĩnh Hưng, những ngày qua đã làm dậy sóng dư luận trong lần xuất hiện hoành tráng của mình. Câu hỏi tại sao lại là Đàm Vĩnh Hưng có thể dễ được lý giải theo chủ quan của Hưng là "các thành phần xấu lợi dụng đẩy câu chuyện này đi xa", nhưng cũng sẵn sàng được một chiều khác của dư luận diễn dịch theo cách: "Vì sự tự tin thái quá dẫn đến quyết định phản cảm của chính Đàm Vĩnh Hưng".

Gần 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang tham gia liên kết sản xuất với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (gọi tắt là Tập đoàn Lộc Trời) như ngồi trên đống lửa khi lúa đã bán đi, tiền chưa nhận được, nợ chi phí sản xuất của vụ Đông Xuân chưa trả thì gánh nặng của đợt xuống giống vụ Hè Thu lại đến…

Dự thảo Nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo đang được đưa ra lấy ý kiến đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp.

Điện Biên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng ủy Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại trong đó có hợp tác quốc tế với Công an các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp thuộc 2 quốc gia Lào và Trung Quốc trong đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia…

Các đơn vị trúng thầu dự án đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đi qua địa bàn xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã san ủi đồi núi, đổ lấp xuống con sông chảy qua địa bàn xã này hàng nghìn m3 đất đá. Hậu quả của việc làm này không chỉ gây ra tình trạng sông suối bị chặn dòng, thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, sản xuất ở vùng hạ du, mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh; gây bồi lấp, nhấn chìm ruộng đồng, nhà cửa của hàng trăm hộ dân ở đây vào mùa mưa lũ.

Chỉ trong vòng 3 tháng, bóng đá Việt Nam liên tục rúng động vì thông tin các cầu thủ chuyên nghiệp "nhúng chàm". Sau vụ 5 cầu thủ Bà Rịa Vũng Tàu bị bắt vì nghi vấn dàn xếp tỷ số đến lượt 5 cầu thủ của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh bị tạm giam vì liên quan đến ma túy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文