Làm gì để ngân hàng “mở hầu bao” cho vay BOT?

12:41 26/10/2021

Cho vay BT, BOT vốn nhiều, thu hồi chậm, lại rủi ro cao- đó là những lý do khiến ngân hàng ngại và ngày càng siết chặt mảng tín dụng này. Trong khi đó, mục tiêu 5.000km đường cao tốc từ nay đến năm 2030 đang là áp lực vốn thực sự.

Bên cạnh các nguồn vốn khác, làm gì để ngân hàng “mở hầu bao” là một trong những nội dung được bàn thảo tại Đối thoại chuyên đề: “Giải pháp tài chính đầu tư đường bộ cao tốc - Lựa chọn kênh tiếp cận”, do Tạp chí VNEconomy tổ chức ngày 25/10.

Cần minh bạch, quản lý chặt nguồn thu BOT.

Rủi ro cao, ngân hàng ngại cho vay

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, từ nay đến năm 2030, dự kiến hoàn thành đầu tư trên 5.000 km đường bộ cao tốc, với số vốn ước tính trên 29 tỷ USD. Quy hoạch cũng xác định huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư, chủ yếu theo phương thức đối tác công tư (PPP), ngân sách nhà nước tham gia vào dự án đóng vai trò “vốn mồi”.

Đáng lo ngại, hiện tại, có nhiều dự án đường cao tốc hoàn thiện phương án khả thi nhưng bế tắc nguồn vốn, có thể dẫn đến các mục tiêu Chính phủ đặt ra khó trở thành hiện thực.

TS. Cấn Văn Lực cho biết, thống kê sơ bộ và kinh nghiệm quốc tế cho thấy có 4 nguồn vốn chủ yếu sau: Vốn tự có (15-20%), vốn vay ngân hàng (40-50%), vốn phát hành trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp (20-25%), nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế (gồm cả vốn ODA, nếu có) và từ các quỹ đầu tư – chiếm khoảng 10-15%.

“Vốn tự có gần như không đáng kể, doanh nghiệp BOT vẫn là vốn từ ngân hàng. Vốn tín dụng, có nhiều rủi ro cho vay BOT thời gian vừa qua khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải tiết giảm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng các dự án BT, BOT đang giảm dần. Năm 2016 tăng 30,4%, năm 2017 tăng 13,8%, năm 2018 tăng 5,3%, năm 2019 tăng 3,2% và năm 2020 giảm 1,8%. Tính đến tháng 6/2021, dư nợ các dự án BT, BOTgiảm 1,6% so với cuối năm 2020. Theo NHNN báo cáo, ước tính dư nợ cho vay BT, BOT tương đương 1,1% tổng dư nợ của hệ thống tổ chức tín dụng- rất nhỏ bé, dù vậy, trong số này cũng rất nhiều nợ xấu”, ông Lực nói.

Thông tin cụ thể hơn, ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN cho biết đến 30/6/2021, lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với các dự án BOT giao thông là 105.000 tỷ đồng, trong đó tập trung lớn nhất chỉ có hai ngân hàng gồm BIDV và VietinBank.

Các khoản tín dụng đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho cơ sở hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, việc cho vay đang gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc. Khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề rủi ro trong cho vay các dự án BOT giao thông khá lớn. Bởi lẽ, nguồn vốn của các tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn trong khi các dự án BOT giao thông chủ yếu có thời gian thu hồi vốn dài hạn chủ yếu từ 10-20 năm, có những dự án trên 20 năm.

Đồng thời, năng lực nhà đầu tư tham gia đầu tư còn hạn chế, chưa có khả năng hỗ trợ dự án trong trường hợp có biến động trái chiều. Chính vì vậy, việc thu hồi nợ vay gặp khó khăn nên ảnh hưởng chất lượng tín dụng. Đến quý 2/2021, tỷ lệ nợ xấu đối với BOT giao thông tăng gấp 4 lần so với tỷ lệ nợ xấu chung của nền kinh tế.

Hiện nay, có khoảng 50% số lượng các dự án do các tổ chức tín dụng tài trợ vốn có doanh thu phí không đạt như phương án tài chính ban đầu, khả năng mà phát sinh nợ xấu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Giải pháp tăng hiệu quả BOT

Phân tích nguyên nhân, Tiến sĩ Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội chỉ ra 4 điểm gây ra tình trạng hụt thu. “Thứ nhất, về thiết kế dự án BOT, quá trình khảo sát, tính toán, dự tính nguồn thu chưa chính xác, đây là một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến dự án không đạt nguồn thu thời gian qua.

Thứ hai, chúng ta đã khảo sát, tính toán, không đến mức đặt sai chỗ, nhưng dự báo tốc độ lưu lượng giao thông không chính xác. Thứ ba, ảnh hưởng do phát triển kinh tế tăng trưởng chậm, đương nhiên lưu thông hàng hoá, phương tiện qua lại giảm đi, giảm nguồn thu trên các trục cao tốc đó. Thứ tư, chúng ta đã quản lý chặt nguồn thu đó chưa?

Có nhiều trạm, người ta đặt dấu hỏi tại sao thu phí tự động không được triển khai mà vẫn thu bằng tay, quản lý bằng tay có quản lý toàn bộ nguồn thu hay không? Trên thực tế xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra một số trạm thì thấy số thu thực tế cao hơn số thu dự báo. Chúng ta phải có giải pháp điều chỉnh phương thức quản lý đầu tư các dự án BOT giao thông thời gian tới”, ông Cường phân tích.

Vậy, làm thế nào để các cái ngành hàng “mở hầu bao”? Ông Nguyễn Xuân Bắc cho rằng điểm nghẽn hiện nay là việc các ngân hàng e ngại và thận trọng. “Muốn để ngân hàng mở hầu bao, theo tôi chúng ta phải thay đổi cơ chế chính sách, làm sao để có những dự án an toàn hiệu quả, không gây nợ xấu thì các ngân hàng sẵn sàng cho vay.

Bản thân các ngân hàng là những cái đơn vị đi huy động vốn trong nền kinh tế, huy động tiền tiết kiệm để cho vay, nên khi đầu tư vốn tín dụng, ngân hàng cũng phải tính đến việc thu hồi để có tiền hoàn trả lại cho người gửi tiết kiệm. Đây là hai mặt của vấn đề. Một là phải mang lại hiệu quả cho tổ chức tín dụng. Thứ hai, việc cho vay đó không quá rủi ro cho các ngân hàng”, ông Bắc nói.

Khái quát các ý kiến liên quan đến tăng thu cho BOT, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh 5 ý. Thứ nhất, làm kỹ hơn, cân bằng lợi ích và rủi ro- điều này vô cùng quan trọng. Thứ hai, quản lý dự án tốt hơn cả đầu vào lẫn đầu ra. Thứ ba, nghiên cứu kỹ hơn về tính khả thi dự án, khâu chuẩn bị chưa tốt điều tiết giao thông phù hợp hơn.

Thứ tư, khâu quy hoạch đồng bộ hơn gắn với phát triển khu công nghiệp các dự án bất động sản lớn. Thứ năm, tiến tới thu phí của các đối tượng thụ hưởng. “Đây là giải pháp khả thi để Bộ Giao thông Vận tải và cơ quan quản lý nghiên cứu thời gian tới”, Ông Lực gợi ý.

Hà An

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文