Lo ngại khách hàng “còng lưng” gánh phí chữ ký điện tử

16:26 10/07/2024

Hiệp hội Ngân hàng cho rằng nếu thực hiện theo dự thảo Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, khách hàng không những tốn kém mà còn có rủi ro tranh chấp

“Đội” phí hàng nghìn tỷ đồng

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản phúc đáp công văn của Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan tới góp ý Dự thảo Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy. Theo Hiệp hội, quy định trong dự thảo Nghị định quy định như nêu tại công văn 2358/BTTTT-NEAC là chưa phù hợp với qui định của Luật Giao dịch điện tử 2023 và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng như làm tăng chi phí cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch điện tử với các TCTD.

Cụ thể, theo dự thảo, khách hàng (doanh nghiệp và cá nhân) phải thanh toán các khoản phí để được cấp, duy trì hiệu lực của chữ ký số với số tiền vô cùng lớn.

Khi Luật Giao dịch điện tử 2023 và dự thảo Nghị định có hiệu lực, người dân và doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng trên môi trường điện tử phải mua chữ ký số của các tổ chức cung cấp chữ ký số công cộng và áp dụng vào các giao dịch trực tuyến với Ngân hàng sẽ dẫn đến việc tốn kém chi phí cho toàn thể khách hàng (ngân hàng không thể và không bao giờ chi trả chi phí này).

Theo ước tính một ngân hàng, chi phí chữ kí số có thể lên tới hàng ngàn tỷ đồng hàng năm, chi phí này sẽ được ngân hàng thu lại từ khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp).  Hiện nay, có khoảng gần 80% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng và nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Nếu theo quy định của dự thảo Nghị định, thì các loại nghiệp vụ chủ yếu của TCTD như nhận tiền tiết kiệm, nhận tiền gửi, cấp tín dụng, giao dịch ngoại tệ…đều yêu cầu có chữ ký điện tử khi giao kết giao dịch.

Hiệp hội Ngân hàng đề nghị không nên bắt buộc, áp đặt người dân phải thực hiện chữ ký số.

Theo báo cáo của 1 trong 4 Ngân hàng thương mại có vốn nhà nước thì đến thời điểm gửi Công văn này, số lượng khách hàng giao dịch trên kênh số của Ngân hàng thương mại có vốn nhà nước này ước tính khoảng 12 triệu khách hàng, với số lượng giao dịch 6,5-7 triệu giao dịch/ngày (cả năm khoảng 2,3 tỷ giao dịch, bình quân 500 giao dịch/giây), như vậy khi dự thảo Nghị định có hiệu lực, với mức chi phí khảo sát qua các CA trên thị trường từ 550.000-1.800.000 VND/năm thì hàng năm khách hàng của ngân hàng này phải chi trả dịch vụ CA Provider lên đến từ 6.600 – 21.600 tỷ đồng chưa kể các chi phí khác phát sinh liên quan đến đầu tư hạ tầng, phát triển, vận hành hệ thống nội bộ cho ngân hàng và trang cấp chứng thư số cho cán bộ trong nội bộ.

Một ngân hàng TMCP tư nhân lớn khác cho biết, hiện ngân hàng này đang có khoảng 10,2 triệu khách hàng, lượng giao dịch trung bình phát sinh khoảng 750 triệu giao dịch tài chính/năm, tương đương trung bình 500 giao dịch/giây (số lượng giao dịch mà hệ thống có thể phải xử lý trong một giây cũng là số lượng giao dịch tối thiểu mà các Công ty CA phải có khả năng xử lý).

Theo đó, chi phí dự kiến phát sinh trong trường hợp toàn bộ các giao dịch trên phải sử dụng chữ ký số: Nếu mua chữ ký số theo năm: 800.000 đồng/ năm (Đơn giá trung bình của các nhà cung cấp CA/ Mobile CA), tổng mức chi phí để trang bị chữ ký số cho 10,2 triệu khách hàng là khoảng 8.160 tỷ đồng.

Nếu mua chữ ký số theo giao dịch: 2.500 đồng/lần ký (Đơn giá trung bình ký theo lần từ các nhà cung cấp Mobile CA), tổng mức chi phí để trang bị chữ ký số 1.875 tỷ đồng.

Chi phí sửa đổi các hệ thống để có thể tích hợp việc sử dụng chữ ký số cũng như lưu trữ các giao dịch đã thực hiện: Chưa có con số chính xác nhưng dự kiến sẽ trên 10 triệu đô la Mỹ.

Đây là mức chi phí vô cùng lớn nếu tính cả hệ thống các tổ chức tín dụng. Chi phí lớn này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Nguy cơ phát sinh khiếu nại, tranh chấp

Theo Hiệp hội ngân hàng, các hoạt động khiếu nại, tranh chấp và tố tụng, xử lý thu hồi nợ trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng hàng năm rất lớn, song khi Ngân hàng cần xuất trình các chứng cứ chứng minh về thao tác của Khách hàng, hiệu lực chữ ký số, chứng thư số hoặc các thông tin liên quan đến quá trình giao kết hợp đồng, văn kiện…

Ngân hàng sẽ phải đề nghị bằng văn bản gửi bên thứ 3 (bên cung cấp chữ ký số), như vậy vừa không đảm bảo tính kịp thời, phát sinh thêm thủ tục không đáng có bởi hệ thống công nghệ của các ngân hàng được đầu tư với số tiền vô cùng lớn đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế nếu được tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng cho khách hàng của mình.

Hệ thống bảo mật, xác thực của các bên cung cấp chữ ký số (với vốn điều lệ khoảng 30 tỷ trở lên) cũng chưa có các đánh giá được mức độ tương thích với hệ thống bảo mật, xác thực giao dịch, xác thực Khách hàng của từng Ngân hàng, dẫn đến tình trạng cùng một giao dịch Khách hàng có thể phải xác thực một số lần, giảm rất nhiều trải nghiệm của khách hàng, tăng thời gian giao dịch và gây cản trở việc thúc đẩy chuyển đổi số.

Ngoài ra, hoạt động giao dịch của Ngân hàng phụ thuộc hoàn toàn vào một hoặc một vài tổ chức thứ ba về cung cấp chữ ký số công cộng gây rủi ro rất lớn cho ngành ngân hàng

Cụ thể, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các TCTD khi giao kết giao dịch với khách hàng trên môi trường điện tử phải sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Luật Giao dịch điện tử bởi các giao dịch tài chính ngân hàng là các giao dịch đặc thù, đòi hỏi sự chính xác cao và đảm bảo giá trị, bảo mật về mặt chứng từ, chứng cứ chứng minh khi phát sinh tranh chấp, tố tụng...

Tuy nhiên, theo dự thảo Nghị định thì toàn bộ giao dịch của các TCTD trên môi trường điện tử hoàn toàn phụ thuộc vào 1 hoặc 1 số đơn cị cung cấp chữ ký số công cộng. Điều quan ngại đặt ra là liệu các tổ chức này có đảm bảo độ bảo mật, sức tải của hệ thống cấp và ký số... có đảm bảo thông suốt an toàn với số lượng giao dịch vô cùng lớn, hàng tỷ, chục tỷ giao dịch/năm. Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả này khi các giao dịch bị chậm trễ hoặc ngừng trệ? Điều này ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống của người dân và doanh nghiệp và của chính TCTD.

Hiện tại trên thị trường mới có một số tổ chức được cấp phép về cung cấp chữ ký số an toàn (khoảng trên 10 CA Providers được cấp phép cung cấp chữ ký số an toàn qua hình thức remote signing) như vậy cũng đồng nghĩa với việc khả năng cao một Tổ chức cung cấp chữ ký số công cộng sẽ quá tải, tiềm ẩn rủi ro hệ thống, kéo theo các hệ lụy trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

Chưa kể, tính ứng dụng của quy định về chữ ký điện tử chuyên dùng không khả thi về mặt thực tiễn nếu phạm vi sử dụng bị hạn chế. Các mô hình chữ ký số tiên tiến trên thế giới mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã giới thiệu với các Doanh nghiệp, TCTD trước đây tại các lần lấy ý kiến góp ý đối với Luật Giao dịch điện tử 2023 và Nghị định hướng dẫn, phần lớn các giao dịch với Ngân hàng đều áp dụng với chữ ký số và đều là các chữ ký số được cấp phát bởi chính TCTD, áp dụng cho Khách hàng của mình. Cũng chính là mô hình Chữ ký điện tử chuyên dùng đảm bảo an toàn đã được chính thống đưa vào Luật Giao dịch điện tử tại Việt Nam. Các chữ ký điện tử được áp dụng trong lĩnh vực Ngân hàng, đều là các chữ ký được miễn phí hoặc có mức phí tượng trưng rất thấp để hỗ trợ người dùng.

Hà An

Nhâp dịp tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba, tại TP New York, Hoa Kỳ, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam đã có cuộc gặp và làm việc với Phó Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ, bà Anne Neuberger.

Chiều 24/9, tại TP Hồ Chí Minh, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an cùng Đoàn công tác đã đến thăm, làm việc với Trường Đại học CSND về các mặt công tác giáo dục, đào tạo, hậu cần, kỹ thuật, tài chính và xây dựng lực lượng.

Được tin cụ ông Phạm Văn An (bố đẻ đồng chí Thiếu tướng Phạm Khải, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông CAND, Tổng Biên tập Báo CAND), sinh năm 1936, quê quán: xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội; nơi thường trú: số 478 Bạch Đằng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, do tuổi cao sức yếu, đã từ trần vào hồi 22h28’, ngày 23/9/2024 (tức ngày 21 tháng Tám, năm Giáp Thìn), hưởng thọ 89 tuổi.

Chiều 24/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo dừng bắn pháo hoa ở toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, thể hiện tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với đồng bào bị thiệt hại do bão lũ.

Ngày 24/9, Công an tỉnh Thái Bình cho biết đã giữ người trong trường hợp khẩn cấp, khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc, phương tiện cá nhân đối với Đồng Xuân Thụ (SN 1972, trú tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội), Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và đô thị Việt Nam và một số cán bộ, phóng viên thuộc tạp chí này.

Gần đây, Công an quận Tây Hồ, Hà Nội liên tiếp nhận được tin báo về việc người dân có ý định tự tự trên cầu. Cơ quan Công an khuyến cáo, người dân trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng nên giữ bình tĩnh để tìm cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Không nên có ý nghĩ tiêu cực dẫn đến hành động ảnh hưởng đến bản thân và gia đình.

Chiều 24/9, Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh, tổ công tác của Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an huyện Kim Sơn, các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh và chính quyền địa phương gồm hơn 100 người tham gia tìm kiếm 3 cháu bé mất tích.

Cơ quan chức năng cho biết sẽ phân luồng, điều tiết giao thông qua hầm Hải Vân để bảo đảm ATGT trong thời gian nổ mìn, phục vụ thi công dự án đường ven biển nối cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng. Theo đó, các phương tiện sẽ tạm dừng lưu thông qua tuyến hầm Hải Vân - Túy Loan trong 30 phút để đảm bảo an toàn giao thông vào chiều mai (25/9). 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文