Luật hóa công cụ xử lý nợ xấu để khơi thông dòng vốn

12:42 20/02/2022

Hội thảo “Cần luật hóa Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng” do Báo Lao động phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng tổ chức sáng 19/2, các chuyên gia đều cho rằng cần sớm luật hóa công cụ xử lý nợ xấu này để khơi thông dòng vốn chảy vào sản xuất kinh doanh.

Dù đã ráo riết xử lý, song dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho bức tranh nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) mang thêm màu xám và được dự báo sẽ có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Trong bối cảnh đó, chỉ còn ít tháng nữa, Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu sẽ hết hiệu lực thi hành. Vì thế, tại Hội thảo “Cần luật hóa Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng” do Báo Lao động phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng tổ chức sáng 19/2, các chuyên gia đều cho rằng cần sớm luật hóa công cụ xử lý nợ xấu này để khơi thông dòng vốn chảy vào sản xuất kinh doanh.

Số liệu công bố cho thấy cuối năm 2021 tỉ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9% (tăng 0,21 điểm % so với cuối năm 2020), nếu tính thêm nợ bán cho công ty quản lý tài sản (VAMC) thì con số này là 3,9%. Tỉ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) tăng mạnh lên mức 7,31% cuối năm 2021, từ mức 5,1% cuối năm 2020 và gần tương đương với con số cuối năm 2017 (7,4%) - cũng là năm mà Nghị quyết 42 bắt đầu có hiệu lực. 

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng vay suy giảm, nợ xấu của các TCTD có khả năng tiếp tục tăng mạnh, việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD ở mức dưới 2% trong thời gian tới được coi là thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng.

Về thể chế, nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện đã được ban hành, giúp hoàn thiện hành lang pháp lý cho xử lý nợ xấu. Nhận thức của người dân, doanh nghiệp và trách nhiệm của cơ quan liên quan (công an, toà án, chính quyền địa phương...) đối với công tác xử lý nợ đều được cải thiện. Từ tháng 8/2017 đến hết tháng 8/2021, hệ thống các tổ chức tín dụng đã nhận diện hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu và đã xử lý được 364,1 nghìn tỷ đồng. Tốc độ xử lý nợ xấu tăng khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng/tháng (từ ngày 15/8/2017 đến hết tháng 8/2021), so với mức 3,63 nghìn tỷ đồng/tháng ở giai đoạn trước đó.

Chia sẻ thêm thông tin về việc xử lý nợ xấu thời gian qua theo Nghị quyết 42, Phó Tổng Giám đốc BIDV Phan Thanh Hải cho biết kinh tế chịu thiệt hại nặng nề từ đại dịch COVID-19 dẫn tới suy giảm khả năng tài chính, giảm nhu cầu mua tài sản, mua khoản nợ của các đối tác, đồng thời nhiều nhà đầu tư có tâm lý e ngại, không dám mua tài sản vì sợ rủi ro do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh. Các dịch vụ liên quan đến hoạt động xử lý nợ tại một số địa bàn bị tạm dừng hoạt động trong nhiều tháng, như bán đấu giá, thẩm định giá, thừa phát lại… đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Ngoài ra, còn khó khăn trong công tác thi hành án. Bởi hiện nay, đối với các khoản nợ có nhiều tài sản thế chấp tọa lạc tại các huyện, tỉnh khác nhau, theo quy định của pháp luật về thi hành án thì không được phát mại đồng thời các tài sản mà phải thực hiện cuốn chiếu từng tài sản theo từng địa bàn, dẫn tới thời gian thu hồi nợ kéo dài, không xử lý tổng thể, dứt điểm được toàn bộ tài sản bảo đảm tại cùng thời điểm, gây thiệt hại cho ngân hàng…

Trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, Ngân hàng Nhà nước đã banh hành 3 thông tư chưa có tiền lệ cho phép cơ cấu lại nợ, không phải chuyển nhóm nhưng vẫn phải phân nhóm ngầm trong ngân hàng và trích lập dự phòng rủi ro trong một số năm xác định. Song, rủi ro nợ xấu luôn tiềm ẩn, vì vậy, theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, việc gia hạn Nghị quyết 42 và tiến tới là luật hóa Nghị quyết 42 là những bước đi cần thiết.

“Các giải pháp mạnh mẽ để xử lý triệt để nợ xấu, đặc biệt các giải pháp liên quan đến khung pháp lý, cần phải được đặc biệt chú trọng trong năm 2022 để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, tránh tình trạng nợ xấu cũ chưa được xử lý, nợ xấu mới gia tăng nhanh hơn nhằm tháo gỡ rủi ro tiềm tàng cho nền kinh tế. Qua đây, Chính phủ nên xem xét đề xuất Quốc hội sớm tổng kết Nghị quyết 42, tiến tới luật hóa Nghị quyết 42 trên cơ sở rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan” - TS Cấn Văn Lực bày tỏ.

Cùng quan điểm, đại diện BIDV kiến nghị việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, luật hóa Nghị quyết 42 để ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, bởi các lý do sau:

Thứ nhất, giải quyết xung đột pháp luật; bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật cần thiết; bởi các quy định trong Nghị quyết 42 được điều chỉnh hoặc liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác, như: Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Quản lý thuế,… trong đó, một số văn bản pháp luật được ban hành sau thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Thứ hai, cần đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật về xử lý nợ xấu. Chuyên gia kinh tế kiến nghị hướng luật hóa Nghị quyết 42 có thể được tiến hành theo 2 bước. Bước 1, gia hạn điều chỉnh, cập nhật phù hợp Nghị quyết 42 với thời gian gia hạn khoảng 3 năm để có thêm thời gian rà soát, chuẩn bị cho dự thảo luật, kịp thời tháo gỡ ngay những vướng mắc đã được chỉ ra; Bước 2, tiến hành xây dựng Luật xử lý nợ xấu theo hướng phù hợp với thị trường và thông lệ quốc tế hơn…

Hà An

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文