Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 hủy đấu thầu vàng

11:31 03/05/2024

Bốn lần mở phiên đầu thầu vàng thì có tới 3 phiên phải hủy do cùng 1 lý do: Không đủ thành viên đăng ký.

Sáng 3/5, Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 công bố hủy phiên đấu thầu vàng miếng SJC do chỉ có 1 thành viên đăng ký. 

Theo thông báo ngày 2/5, tại phiên đấu thầu vàng sáng nay, tương tự các lần trước đó, Ngân hàng Nhà nước đấu thầu 16.800  lượng vàng miếng SJC theo giá. Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Tỷ lệ đặt cọc là 10%. Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 82,90 triệu đồng/lượng.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần thông báo lịch đấu thầu vàng miếng SJC vào các ngày 22/4, 23/4 và 25/4, mỗi lần đều đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC. Phiên đấu thầu ngày 23/4 khá ế ẩm khi chỉ 2 thành viên trúng thầu 3.400 lượng vàng.

Nguyên nhân vàng đấu thầu bị ế được cho là do giá cao. 

Trong khi đó, do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc; chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu nên phiên đấu thầu ngày  22/4 và 25/4 lần lượt bị hủy.

Nguyên nhân ít doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng, theo phân tích của giới chuyên gia, phần lớn đến từ sự thận trọng khi giá vàng thế giới đang biến động mạnh và giá khởi điểm mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra khá cao.

"Cả nước hiện có 38 đơn vị kinh doanh vàng nhưng có rất ít doanh nghiệp có đủ tiềm lực để mua một lần 1.400 lượng vàng, tương đương hơn 110 tỉ đồng. Bên cạnh đó mức giá đặt cọc quá cao trong bối cảnh giá vàng thế giới gần đây giảm khá sâu", chuyên gia Ngô Trí Long nói.

Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích: “Theo quy chế, các doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng miếng cần phải đặt cọc. Điều kiện để tham gia là phải chấp nhận mức giá tham chiếu gần 83 triệu đồng/lượng. Tôi cho rằng mức giá này quá cao so với giá trung bình của thế giới và nó cũng cao trong điều kiện giá vàng miếng đang có xu hướng giảm đi. Chính vì vậy, các doanh nghiệp không đăng ký đấu thầu cũng là lẽ đương nhiên, dễ hiểu”.

Hà An

Nhiều nhà cửa tốc mái, cây cối bật gốc đổ la liệt, không điện, không nước và không sóng viễn thông trong nhiều giờ cho đến nay. Đó là những gì bão cơn Yagi vừa đi qua… để lại cho Hải Phòng.

Sáng 8/9, Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Trưởng Công an huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho biết, anh cùng đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc và lãnh đạo ban, ngành đang đến hiện trường vụ sạt lở làm 5 người thương vong.

Cơn bão số 3 qua đi nhưng đã để lại hậu quả rất nặng nề về người và tài sản ở nhiều tỉnh, thành phố trong đó có Thủ đô Hà Nội. Sau một đêm trắng chống bão giúp dân, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội lại bắt tay vào công tác khắc phục hậu quả của cơn bão để lại, đảm bảo đường thông, hè thoáng cho người dân đi lại vì hàng nghìn cây xanh bị gẫy, đổ nằm la liệt trên các tuyến đường.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài Bão yêu cầu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phải bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Hơn lúc nào hết, đây là lúc người dân cần sự hỗ trợ, các lực lượng chức năng phải làm hết lòng, hết sức với trách nhiệm cao nhất vì nhân dân.

Từ chiều qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh có mưa nhiều và mưa rất to, dẫn đến một số địa điểm bị sạt lở, một số đoạn ngầm qua suối bị ngập hoàn toàn. Lực lượng CSGT toàn tỉnh đã thức trắng đêm đối phó với lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文