Ngành chăn nuôi gia cầm đang về tay doanh nghiệp FDI

06:05 15/10/2023

Việc sản xuất gia cầm trong nước đang có sự chuyển dịch rất lớn từ chăn nuôi nông hộ, doanh nghiệp (DN) nhỏ chuyển sang các DN lớn, đặc biệt DN vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Hiện nay, DN FDI chiếm 90% thị trường gà lông trắng, 40% gà lông màu và tỷ lệ này đang tăng dần.

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA), giá thu mua sản phẩm gia cầm từ trại đến tay người tiêu dùng (NTD) có mức chênh lệch khá lớn từ 30-35%. Tỷ suất lợi nhuận sản xuất gia cầm hiện đang có xu hướng giảm dần do 2 năm gần đây ảnh hưởng dịch COVID-19 và khủng hoảng của thị trường thế giới, đã khiến thị trường tiêu thụ bấp bênh, giá cả trong nước thất thường.

Trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, có những thời điểm giá bán ra thấp hơn giá thành sản xuất, khiến người chăn nuôi thua lỗ liên tục. Bên cạnh khó khăn về thị trường tiêu thụ, thì việc sản xuất gia cầm trong nước cũng đang xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các hộ chăn nuôi, DN nội và DN FDI. Việc cạnh tranh này đang có sự dịch chuyển lớn sang các DN FDI bởi các DN nội, hộ chăn nuôi bị yếu thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản trị DN so với DN FDI.

Trong 5 năm qua, số hộ chăn nuôi mỗi năm bị giảm 20%, đây là con số rất lớn và dự báo sự dịch chuyển này vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới vì đây là xu thế tất yếu trong phát triển chăn nuôi hiện đại. Tuy nhiên, đây là "bài toán" khó đối với sinh kế của nông dân, bởi một mặt Nhà nước khuyến khích DN FDI, DN trong nước, đầu tư sản xuất chăn nuôi quy mô lớn theo chuỗi khép kín để nâng cao khả năng cạnh tranh. Mặt khác, vẫn phải duy trì sinh kế cho hàng triệu nông dân gắn với nghề chăn nuôi truyền thống.

So với tất cả các sản phẩm chăn nuôi thì ngành chăn nuôi gia cầm đang tăng trưởng mạnh nhất. Với 99% sản phẩm gia cầm sản xuất trong nước được tiêu thụ nội địa, ngoài ra mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu (NK) từ 250-270 ngàn tấn thịt gia cầm đông lạnh mới đủ cung ứng cho thị trường, điều đó cho thấy thị trường nội địa rất béo bở để các DN trong và ngoài nước đầu tư khai thác. Tuy nhiên, các DN nội vừa phải áp lực cạnh tranh với DN FDI, vừa phải vất vả đối đầu với tình trạng sản phẩm gia cầm nhập lậu chưa được kiểm soát, sản phẩm gia cầm nhập chính ngạch với giá rẻ để cạnh tranh với DN sản xuất trong nước.

Thực tế, trong thời gian qua, đã có nhiều DN trong nước NK những sản phẩm gia cầm mà nước ngoài không sử dụng như: da, cổ, cánh, chân gà, gà đẻ thải loại nguyên con chặt đầu, chặt cánh... từ Hàn Quốc về với giá rất rẻ, bán đầy rẫy ở các chợ truyền thống, cửa hàng, thậm chí ở lề đường, được NTD có thu nhập thấp tiêu thụ khá mạnh.

Bên cạnh đó, theo lộ trình thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, thuế NK các sản phẩm chăn nuôi sẽ giảm xuống 0, trong đó có sản phẩm gia cầm. Vì vậy, đây là cơ hội cho các sản phẩm gia cầm từ nước ngoài NK vào Việt Nam, tạo sức ép cạnh tranh với sản phẩm trong nước, nếu DN sản xuất trong nước không giảm giá thành.

Với thực trạng trên, để ngành chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định trong thời gian tới, đại diện VIPA - TS. Nguyễn Thanh Sơn kiến nghị, cần có chính sách để hỗ trợ ngành chăn nuôi, đặc biệt là chính sách đặc thù để hỗ trợ sản xuất trong nước, nhất là các DN nội, hộ nông dân chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra, để kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm chăn nuôi từ nước ngoài vào thị trường nội địa, không chỉ kiểm soát hàng nhập lậu mà kiểm soát ngay cả hàng đông lạnh NK chính ngạch.

Các Bộ, ngành liên quan phối hợp với các hiệp hội ngành hàng xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm chăn nuôi NK, để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các sản phẩm sản xuất trong nước. Song song đó, chiến lược phát triển ngành chăn nuôi cần phải được rà soát lại: đổi mới chủ thể sản xuất và quy mô sản xuất, đổi mới mục tiêu phát triển, đổi mới sản phẩm, đặc biệt là đổi mới thị trường (từ cung ứng cho thị trường nội địa là chính trở thành cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu).

Theo "kịch bản" của Bộ NN&PTNT, dự báo đến 2030, tổng đàn gia cầm trong nước sẽ tăng lên 650-670 triệu con. Gia cầm giết mổ tập trung chiếm 50%, chế biến 40% và đặc biệt xuất khẩu chiếm 20 - 25% tổng sản lượng. Đến năm 2045, ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hiện đại và được công nghiệp hóa ở hầu hết các công đoạn sản xuất; 100% gia cầm được giết mổ tập trung, công nghiệp, trong đó 70% được sơ chế và chế biến công nghiệp, 30% chế biến sâu.

Thúy Hà

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文