Nhân rộng các mô hình sinh kế tại đồng bằng sông Cửu Long

10:02 13/11/2021

Ngày 12/11, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Mô hình sinh kế dựa vào mùa nước nổi hỗ trợ chiến lược trữ lũ tại đồng bằng sông Cửu Long” theo hình thức trực tuyến nhằm đánh giá các kết quả chính của dự án; khuyến khích phát triển, nhân rộng các mô hình sinh kế dựa vào mùa nước nổi tại đồng bằng sông Cửu Long.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Andrew Wyatt, Phó Giám đốc Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam, Campuchia, Myanmar, cho biết, từ năm 2018 đến năm 2021, IUCN tạiViệt Nam đã triển khai Dự án mô hình sinh kế dựa vào mùa nước nổi tại 3 tỉnh vùng thượng nguồn đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp, Long An). Các mô hình sinh kế dựa vào mùa nước nổi bao gồm: du lịch sinh thái sen, mô hình kết hợp cá-sen, lúa mùa nổi, nuôi cá mùa lũ và các loại cây rau nổi khác nhau (ấu, hẹ nước...).

Hằng năm, khi nước lũ tràn về các cánh đồng ở những huyện đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp đã tạo sinh kế cho người dân với hoạt động đánh bắt thủy sản.

Mục tiêu của dự án là trình diễn các mô hình sinh kế dựa vào mùa nước nổi trên diện tích là 470ha, góp phần bảo tồn và khôi phục 8,6 triệu m3 nước lũ. Thông qua việc trình diễn các mô hình thực tế thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo tồn và khôi phục chức năng hệ sinh thái đồng lũ vùng đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên, dự án đã góp phần hỗ trợ thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu của Chính phủ ban hành ngày 17/11/2017.

Trong khuôn khổ dự án, báo cáo về kết quả Đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen Việt Nam”, ông Nguyễn Huy Thắng, Trưởng phòng Kế hoạch và Hợp tác quốc tế, Viện Kinh tế sinh thái (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết, kết quả của Đề tài đã được các địa phương ứng dụng vào phát triển kinh tế.

Cụ thể, tại xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, người dân đã được tập huấn kéo miết tơ sen lấy sợi và kiến thức về kỹ thuật trồng sen. Hiện nghề này đã được lan tỏa sang các tỉnh miền Tây khác như: Bến Tre, An Giang....

“Dự án cũng đã giới thiệu kiến thức mới cho phụ nữ trong vùng về sản xuất sợi tơ có giá trị cao từ cọng sen vốn trước đây không có giá trị kinh tế. Điều đó cũng chứng minh rằng phụ nữ địa phương có khả năng giữ lại giá trị cao của tơ sen ở đồng bằng sông Cửu Long bằng cách sản xuất vải sen có giá trị cao. Ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đầy tiềm năng này vẫn còn trong giai đoạn sơ khai và cần được hỗ trợ để phát triển hơn nữa”, ông Nguyễn Huy Thắng nhấn mạnh.

Chia sẻ kết quả thực hiện mô hình dự án sinh kế mùa nước nổi (trồng sen) năm 2018-2020 của tỉnh An Giang, Thạc sỹ Trần Chế Linh, Phó Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho hay, nhiều mô hình thí điểm đã chứng minh tính bền vững, hiệu quả và có tiềm năng nhân rộng. Điển hình là hiệu quả về môi trường của dự án ruộng sen tại xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ruộng sen mang lại phù sa hằng năm trung bình từ 0,5 - 0,7cm, ruộng sen trữ nước bình quân 0,9m nước, qua đó, giúp cho đất có thêm phù sa, người dân tốn ít chi phí hơn trong vụ lúa Đông Xuân.

Hiệu quả về xã hội, ước mỗi hécta sen tạo việc làm cho 4 lao động trực tiếp, 4 lao động gián tiếp. Đồng thời, mô hình này giúp người dân có sinh kế trong mùa nước, tăng thêm thu nhập… Bên cạnh những lợi ích về kinh tế- xã hội, các mô hình còn góp phần hỗ trợ cho chiến lược bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, gia tăng khả năng trữ nước ngọt cho vùng đồng bằng này.

Để nhân rộng các mô hình sinh kế dựa vào mùa nước nổi tại đồng bằng sông Cửu Long, các đại biểu tham dự hội thảo đã đề xuất trong thời gian tới, chính quyền địa phương cần hỗ trợ một phần kinh phí trong chuyển đổi cây trồng cho vùng lúa-sen; cho chuỗi liên kết nông dân (tổ, nhóm, hợp tác xã, doanh nghiệp) để đầu tư các trang thiết bị sơ chế, chế biến sản phẩm từ sen...

Diệu Thúy

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 70km, rộng trên 22.000ha. Nhiều năm qua, người dân tỉnh Thừa Thiên Huế sống ven vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tận dụng diện tích mặt nước rộng lớn này để nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế. Để đảm bảo ANTT vùng đầm phá, Công an các xã ven đầm phá đã tăng cường tuần tra, thực hiện nhiều biện pháp giúp ngư dân chống nạn khai thác, đánh bắt tận diệt và trộm cắp thủy sản.

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2023- 2024. Năm nay, Trường THPT Yên Hòa có tỷ lệ "chọi" cao nhất với 1/3,11, tức trung bình trên 3 thí sinh dự thi mới có 1 em đỗ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文