Nhiều giải pháp gỡ thẻ vàng của EC về khai thác thủy hải sản

08:14 13/11/2023

Tỉnh Quảng Bình đang quyết liệt chỉ đạo các cấp, ngành từ tỉnh đến địa phương đưa ra nhiều giải pháp gỡ thẻ vàng của EC, cách làm mới phù hợp với thực tiễn được bà con ngư dân đồng tình, hưởng ứng.

Thực hiện khẩn trương chỉ đạo Công điện số 916/CĐ-TTg ngày 4/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác IUU và “Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4”, nhằm triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả các quy định pháp luật thủy sản; khắc phục các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), tỉnh Quảng Bình đang quyết liệt chỉ đạo các cấp, ngành từ tỉnh đến địa phương đưa ra nhiều giải pháp, cách làm mới phù hợp với thực tiễn được bà con ngư dân đồng tình, hưởng ứng.

Đặt ngư dân ở vị trí chủ thể gỡ “thẻ vàng” về chống khai thác IUU

Quảng Bình có bờ biển dài hơn 116km; có thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 20.000km2 và là địa phương có số lượng tàu cá khai thác thủy sản trên biển lớn hơn 6.792 tàu, trong đó có có 3.592 tàu cá từ 6m trở lên, 1.165 tàu từ 15m trở lên khai thác vùng khơi. Để thực hiện hiệu quả việc chống khai thác IUU, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các cấp, ngành từ tỉnh đến địa phương tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức, cấp độ phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của ngư dân.

tv2 (1).jpg -0
Ngư dân Quảng Bình yên tâm bám biển khi được các cấp chính quyền, địa phương quan tâm, hỗ trợ.

Từ đầu năm đến nay, Quảng Bình đã tổ chức 67 hội nghị tuyên truyền chống khai thác IUU với 4.652 lượt người tham dự, tổ chức cho 4.725 chủ tàu cá/thuyền trưởng ký cam kết không vi phạm khai thác IUU, in và phát hơn 11.900 tờ rơi tuyên truyền... Cùng với công tác tuyên truyền, công tác quản lý, kiểm soát hoạt động tàu cá cũng được các cấp, ngành, địa phương quan tâm. Trong công tác quản lý tàu cá, Chi cục Thủy sản Quảng Bình đã phối hợp với các địa phương thực hiện rà soát lại toàn bộ tàu cá của tỉnh, đến nay, đã có 3.553 tàu cá từ 6m trở lên đã đăng ký (đạt 98,8%); 2.356 tàu còn hạn giấy phép khai thác thủy sản (đạt 65,6%); 1.102 tàu cá từ 12m trở lên thực hiện đăng kiểm (đạt 71%).

Theo ông Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Quảng Bình cho biết, xác định công tác chống khai thác IUU, chuẩn bị đón Đoàn thanh tra của EC là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, tỉnh Quảng Bình thời gian qua luôn chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm chống khai thác IUU. Các khuyến nghị của EC như: Hoàn thiện khung pháp lý trong quản lý thủy sản; quản lý tàu cá, theo dõi, kiểm soát hoạt động tàu cá; giám sát, chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản; thực thi pháp luật và xử lý vi phạm được tỉnh tập trung thực hiện đầy đủ, phù hợp với tình hình chống khai thác IUU trên địa bàn. Cho đến nay, hành trình tháo gỡ thẻ vàng của EC đang được các cơ quan chức năng cùng ngư dân tỉnh Quảng Bình thực hiện một cách quyết liệt.

Ông Nguyễn Thế Giảng, một ngư dân ở xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, hàng chục năm qua gắn với vùng biển xa nói rằng: “Tàu cá của tôi hiện có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS). Quá trình sử dụng, bản thân tôi nhận thấy nó mang lại rất nhiều tiện ích như liên lạc với người nhà để kiểm tra tin báo bão, hoặc nhờ lực lượng chức năng hỗ trợ nếu có việc cần thiết. Tuy nhiên, cần phải có phương án hỗ trợ kiểm tra, bảo dưỡng và phải lựa chọn những thiết bị đạt chất lượng để máy móc hoạt động ổn định, hạn chế mất kết nối trên biển".

Theo ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bố Trạch, Quảng Bình; “để triển khai hiệu quả công tác chống khai thác IUU, địa phương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, đặc biệt là việc tàu cá ngư dân vượt ranh giới cho phép trên biển, tàu giã cào hoạt động sai tuyến, ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình".

Nhân rộng mô hình tốt, xử lý nghiêm tàu vi phạm

Trong số các tỉnh, thành ven biển miền Trung, Quảng Bình là địa phương được Cục Thuỷ sản - Bộ NN&PTNT đánh giá cao về việc có nhiều mô hình mới, đạt hiệu quả của ngư dân. Nhằm động viên, hỗ trợ nhau trong việc thực hiện chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC, ngư dân Quảng Bình đã có nhiều mô hình hoạt động rất đáng được nhân rộng, triển khai như mô hình hoạt động theo hình thức tổ đoàn kết, tổ hợp tác, tổ biển xa…

Các tàu hoạt động trong tổ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình khai thác, tìm kiếm ngư trường, giúp đỡ nhau khi có sự cố xảy ra. Mô hình thu gom rác thải trên tàu cá xa bờ. Các tàu tham gia mô hình có các túi đựng rác treo sau tàu để thu gom rác thải sinh hoạt của tàu mình và thu gom các ngư lưới cụ trôi nổi trên biển do ngư cụ bị hỏng trong quá trình khai thác, sau đó mang về bờ xử lý, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm không bị vướng vào các lưới trôi nổi trên biển...

Ông Nguyễn Hường, Tổ trưởng Tổ đoàn kết trên biển xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn cho biết: Bên cạnh việc hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình khai thác, tìm kiếm ngư trường, giúp đỡ nhau khi có sự cố xảy ra, tổ đoàn kết trên biển của chúng tôi luôn nhắc nhở nhau thực hiện đúng chủ trương chung của tỉnh, tuyệt đối không tham gia đánh cá trái phép ở vùng biển nước ngoài để cùng góp sức gỡ "thẻ vàng" IUU. Đặc biệt, năm 2023, Chi cục Thủy sản Quảng Bình cũng đã thí điểm mô hình "Đồng quản lý trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản" tại 2 xã Ngư Thủy Bắc và Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy. Đây là mô hình nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường biển tại vùng biển ven bờ được giao thực hiện đồng quản lý.

Qua đó, hạn chế tình trạng khai thác, đánh bắt, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, góp phần phát triển nghề cá bền vững, ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập cho người dân. Bởi hiện nay, nguồn lợi thủy sản suy giảm, trong khi số lượng tàu cá ngày càng lớn, tạo áp lực khai thác nên dẫn đến vi phạm ranh giới khai thác vùng biển nước ngoài.

Ông Lê Ngọc Linh, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh Quảng Bình cho biết, tại thời điểm hiện tại, phần đông tàu thuyền của ngư dân đánh bắt ở các ngư trường lớn đều sẵn sàng ra khơi, bám biển đánh bắt thuỷ hải sản. Để kịp thời động viên, hỗ trợ như dân bám biển, tỉnh Quảng Bình đang có nhiều chương trình, kế hoạch đồng hành cùng ngư dân. UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 2520/KH-UBND về việc thực hiện chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Công văn số 178/UBND-KT về việc tăng cường công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản; Công văn số 2710/UBND-KT về việc triển khai Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 1/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 2430/KH-UBND về đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định...

Bên cạnh nhân rộng các mô hình, cách làm hay, cách làm mới đưa lại nhiều hiệu quả trong việc khai thác thuỷ hải sản, công tác chống khai thác IUU, tỉnh Quảng Bình cũng đang quyết liệt xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm làm ảnh hưởng chung đến nỗ lực, quyết tâm gỡ “thẻ vàng” của địa phương nói riêng và cả nước nói chung như: xử phạt các tàu cá chưa có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép đã hết hạn, chưa thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; chủ tàu cá chưa thực hiện ghi chép trên biển, khi vào bờ mới ghi, nộp nhật ký khi được yêu cầu; tàu cá vượt ranh giới trên biển, mất kết nối và tàng trữ, sử dụng xung điện, chất nổ để khai thác thủy sản…

Được biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng Quảng Bình đã xử lý 65 trường hợp tàu cá vi phạm, xử phạt 784,5 triệu đồng. Trong đó, Chi cục Thủy sản xử lý 41 tàu cá vi phạm, xử phạt 605,5 triệu đồng, tịch thu 2 bộ kích điện; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xử phạt 24 tàu cá với số tiền 179 triệu đồng, bắt giữ một tàu cá tàng trữ trái phép chất nổ để bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý.

Sông Lam-Lam Hồng

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Ngày 28/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã tạm giữ hình sự đối với Phan Văn Tuấn, sinh năm 1983, trú ở xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng để điều tra hành vi cướp tài sản, bắt, giam giữ người trái pháp luật. Tuấn chính là đối tượng đã bắt cóc cháu Trần Thị Thảo T, 9 tuổi, ở thôn Mao Dộc, Phượng Mao, thị xã Quế Võ, khống chế cháu ở mái nhà để đòi yêu sách gây bức xúc trong dư luận. Đối tượng đã bị Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ sáng 27/3.

Ngày 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp với hơn 3.000 ca nghi nhiễm.

Ngày 29/3, Công an TP Hà Nội cho biết, một người phụ nữ ở quận Đống Đa, TP Hà Nội đã bị lừa 150 triệu đồng khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con. Đây không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy lừa đảo của các đối tượng lợi dụng công nghệ Deepfake để tạo ra những video giả mạo với hình ảnh và giọng nói giống như người thật

Liên quan đến vụ việc Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè bị "vỡ nợ" vào năm ngoái, ngày 28/3 bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra ngày 11/3/2025 của Thanh tra thành phố đối với những dấu hiệu sai phạm tại trường này…

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiệm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2003), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.