Nhiều kết quả tích cực trong chống khai thác IUU tại tỉnh cực Nam Tổ Quốc

07:59 24/08/2023

Cà Mau là địa phương trọng điểm mà Ðoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 4 đã lên kế hoạch thanh tra vào tháng 10/2023. Với quyết tâm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” IUU, xuyên suốt thời gian qua, Cà Mau đã tiên phong, chủ động hành động, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Bằng sự quyết liệt này, Cà Mau đã đạt nhiều kết quả.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Trưởng Ban Chỉ đạo về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tỉnh Cà Mau vừa chủ trì cuộc họp các thành viên Ban Chỉ đạo nhằm triển khai Kế hoạch cao điểm chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh. Đợt cao điểm chống khai thác IUU sẽ diễn ra từ giữa tháng 8 đến tháng 10/2023.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau lưu ý, cần quan tâm kỹ tàu cá mất tích, đưa về xoá bộ tạm, qua đó đi xác minh cụ thể từng tàu cá, cách lập hồ sơ số hoá từng phương tiện này để xoá đăng ký theo đúng theo Luật Thuỷ sản.

Các huyện phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý tàu cá. Các thành viên Ban Chỉ đạo kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 63, trong đó có kiểm tra công tác tàu cá ở địa phương.

Về kiểm tra sản lượng, huyện chỉ đạo các xã rà soát, thống kê các cơ sở thu mua thuỷ sản mà chưa có thống kê ngoài 70 cảng cá, bến cá đã cấp phép. Qua đó, tạo điều kiện hỗ trợ cấp phép cho các bến cá đạt tiêu chuẩn. Sở Tư pháp sớm chủ trì rà soát lại các quy định xử lý các vi phạm, để tham mưu cho Ban Chỉ đạo xử lý các hành vi vi phạm. 

Sản lượng khai thác thủy sản trung bình hằng năm của Cà Mau khoảng 230.000 tấn.

Với vị trí địa lý đặc thù, bờ biển trải dài từ Ðông sang Tây, là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm cả nước, nghề khai thác hải sản của Cà Mau được hình thành từ rất lâu đời và phát triển nhanh. Ngoài những cửa biển lớn như Sông Ðốc, Rạch Gốc, Cái Ðôi Vàm, Khánh Hội… tỉnh còn rất nhiều cửa biển nhỏ, lúc nào cũng tấp nập tàu khai thác ra vào.

Bờ biển Ðông, giáp ranh tỉnh Bạc Liêu có cửa Gành Hào (thuộc xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi); bờ biển Tây giáp với tỉnh Kiên Giang có cửa biển Tiểu Dừa (xã Khánh Tiến, huyện U Minh). Trước đây, do không làm tốt công tác quy hoạch trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi hải sản, cũng như để tàu khai thác tự phát quá nhanh, nhất là các hình thức khai thác tận diệt, khai thác ven bờ... đã dẫn đến nguồn lợi những năm gần đây dần cạn kiệt.

Ðây là một trong nhiều nguyên nhân ngư dân Cà Mau khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài, bị bắt giữ, dẫn đến nhiều hệ luỵ... và đây không phải là thực trạng của riêng tỉnh Cà Mau.

Tỉnh Cà Mau có 5 cảng cá do nhà nước đầu tư, quản lý, trong đó có 2 cảng cá loại II.

Từ đó, ngày 23/10/2017, EC phạt “thẻ vàng” ngành hàng khai thác hải sản của Việt Nam với các nội dung liên quan đến khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, còn gọi là IUU.

Nhận thức tầm quan trọng theo khuyến cáo của EC trong thực hiện chống IUU, suốt 6 năm qua, tỉnh Cà Mau đã chủ động, nỗ lực, góp phần chung với cả nước để gỡ “thẻ vàng”. Nhìn lại hành trình 6 năm mới thấy hết những thành tựu mà tỉnh cực Nam Tổ quốc quyết tâm làm, với tinh thần trách nhiệm và thái độ tập trung cao nhất trong cả hệ thống chính trị.

Việc tiên phong gắn thiết bị giám sát hành trình tàu cá với phần mềm liên thông trong quản lý hoạt động khai thác trên môi trường mạng giữa các đơn vị được thực hiện đầy đủ, chặt chẽ, cho thấy quyết tâm của Cà Mau. Ðây là con đường hướng đến quản lý chặt chẽ, khai thác hải sản có trách nhiệm. Kết quả dễ thấy là từ đầu năm đến nay Cà Mau không có tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.

 Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của tỉnh là chỉ có 2 cảng cá (Sông Ðốc và Rạch Gốc), được công bố đủ điều kiện tàu lớn ra vào. Vì vậy, rất khó để tàu cá ở cửa Gành Hào (huyện Ðầm Dơi) sang tận thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) để lên sản phẩm. Hay Khánh Hội, Hương Mai (huyện U Minh), Cái Ðôi Vàm (huyện Phú Tân) phải chạy sang cảng cá Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), vừa mất thời gian, tốn kém chi phí, giảm chất lượng sản phẩm, lại thiếu an toàn mỗi khi thời tiết xấu.

Phía sau mỗi chuyến tàu vào đất liền là hàng hoá lên, xuống, kể cả con người. Tập trung theo quy định tại 2 vị trí trên sẽ không đảm bảo năng lực cũng như đi ngược lại định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) tại các cửa biển còn lại. Một thực tế, hiện có khoảng 70 bến cá tư nhân, như là “sân nhà” của các chủ tàu cá, doanh nghiệp thu mua, chế biến hải sản.

Khi tàu cá khai thác về, họ thường chọn nơi này lên hàng hoá, nhằm thuận tiện cho sản xuất, quản lý tài sản... mà chiếu theo quy định thì không đủ điều kiện để công bố cảng cá hay bến cá. Tuy nhiên, nếu cấm thì hậu cần nghề cá không thể đảm bảo, để lại hậu quả nặng nề, gây xáo trộn lớn đến hoạt động khai thác hải sản và nhiều vấn đề phức tạp liên quan khác.

Cà Mau tiếp tục kiểm soát chặt tàu cá ra, vào cửa biển; không cho tham gia hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển nếu không đảm bảo theo quy định.

Một vấn đề nổi lên gần đây được ông Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh Cà Mau cho biết, tình hình mua bán phương tiện đánh bắt giữa các tỉnh chưa được kiểm soát chặt. Tàu thì vẫn còn hạn ngạch, mang số hiệu kiểm soát tỉnh này nhưng được cho rằng đã bán cho người ở địa phương khác, rồi được báo là tham gia khai thác sai quy định. Thực tế, những tháng đầu năm nay có 2 tàu cá của Cà Mau bán sang tỉnh Kiên Giang, sau đó được báo là khai thác vi phạm, bị nước ngoài bắt giữ.

Hiện người phụ trách công tác chống IUU cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm, nên việc cho chủ tàu thực hiện các cam kết và chụp hình tàu cá nằm trong bờ định kỳ 15 ngày/lần (nhằm chứng minh việc mất tín hiệu kết nối) gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế này là do không có kinh phí và thiếu cán bộ thực hiện, nhất là các địa bàn có nhiều tàu cá như thị trấn Sông Ðốc, xã Khánh Hội...

“Khi thực hiện chống IUU, chúng ta có rất nhiều khó khăn. Với cố gắng vượt bậc, đến nay đã đạt được những kết quả nhất định, nhất là sự thông thạo và quyết tâm của chính quyền các cấp”, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chia sẻ. Tuy nhiên, ông Lê Văn Sử cho biết vẫn còn nhiều băn khoăn, trong đó cần tập trung và quyết liệt hơn nữa về quản lý đăng ký, đăng kiểm tàu cá. Ðối với tàu mất kết nối ở ngoài khơi, theo luật quy định thì trong thời gian 10 ngày chủ tàu phải đưa tàu vào đất liền để chấp hành xử phạt. Tuy nhiên, có trường hợp chủ tàu sau 10 ngày mới đưa tàu vào bờ. “Khoảng thời gian này rất nhạy cảm, nguy cơ tàu sẽ khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài rất cao. Hậu quả là, khi xảy ra sự việc tỉnh phải chịu trách nhiệm, trong khi tỉnh chưa có cơ sở pháp lý bắt buộc chủ tàu phải vào bờ ngay”, ông Lê Văn Sử nêu quan điểm.

Ông Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản  cho biết thêm, công tác quản lý phần mềm liên thông kiểm soát tàu cá cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tính năng thống kê tàu cá, hiển thị đầy đủ các thông tin tàu cá xuất, nhập bến và hoạt động trên biển; số liệu người, phương tiện hoạt động khai thác thuỷ sản được truy xuất nhanh chóng, chính xác.

Các tàu cá được cập nhật trên hệ thống phần mềm khi cập, rời cảng có sự kết nối liên thông chặt chẽ giữa cảng cá, Văn phòng IUU và Trạm kiểm soát biên phòng, thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Bộ NN&PTNT yêu cầu tỉnh Cà Mau tập trung thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng tàu cá địa phương tiếp tục vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Tập trung điều tra, truy tố các đối tượng môi giới, móc nối đưa tàu cá đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, lực lượng chức năng theo dõi, giám sát chặt chẽ các đối tượng có nguy cơ cao vi phạm, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp nếu tiếp tục để tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Tổ chức triển khai Ðề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 208/QÐ-TTg ngày 10/3/2023”.

V.Đức – N.Trần

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Ngày 10/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia), Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước. Cùng với cấp uỷ chính quyền các cấp và các ban ngành đoàn thể trên địa bàn, Công an tỉnh Điện Biên là một trong những đơn vị phát huy cao độ tính tiền phong, gương mẫu trong việc kết nối, tổ chức triển khai hỗ trợ cũng như trực tiếp thực hiện Đề án. 

Chiến thắng thuyết phục trước CLB Kaya Iloilo (Philippines) tối 9/1 giúp CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) đã nối dài mạch trận ấn tượng tại ASEAN Club Championship 2024/2025. Trong chiến thắng đó bên cạnh nỗ lực thi đấu của toàn đội còn có phần đóng góp của những người hâm mộ Việt Nam trên đất Philippines.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 9/1 (giờ địa phương) cho biết rằng một cuộc họp giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đang được sắp xếp, nhưng đảng Cộng hòa đến nay chưa đưa ra mốc thời gian cụ thể cho các cuộc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo.

Nhiều xe chữa cháy chuyên dụng cùng trang thiết bị hiện đại và hàng chục CBCS Cảnh sát PCCC và CNCH được huy động chiến đấu với "giặc lửa" tại hiện trường vụ hỏa hoạn ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). May mắn không có thiệt hại về người.

Ngày 9/1 (giờ địa phương), Tổng tư lệnh quân đội Lebanon Joseph Aoun đã được bầu làm Tổng thống nước này, chấm dứt tình trạng bế tắc khiến Lebanon không có nguyên thủ quốc gia kể từ tháng 10/2022.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文