Nỗ lực đưa du lịch Vĩnh Long ngày càng phát triển

15:46 30/11/2023

Vĩnh Long - Vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng. Về tiềm năng, các chuyên gia cho rằng Vĩnh Long không phải là nơi giàu tài nguyên du lịch nhưng năng động, sáng tạo trong khai thác tiềm năng, giá trị bản địa để phục vụ du khách trong nước và nước ngoài. 

Đẩy mạnh quảng bá du lịch trên không gian số

Theo Sở Văn hoá, Thể thao – Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Vĩnh Long, trên địa bàn có 127 cơ sở lưu trú du lịch và 16 doanh nghiệp lữ hành (12 nội địa và 4 quốc tế). Các điểm du lịch homestay vừa phục vụ khách lưu trú vừa kết hợp cho khách tham quan vườn cây ăn trái, vườn cây cảnh.

 “Con đường nghệ thuật gốm đỏ Vĩnh Long” quảng bá đến người dân, du khách quốc tế về tác phẩm, sản phẩm gốm đỏ, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo thực hiện đề án “Di sản đương đại Mang Thít”.

Tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ các cơ sở du lịch quảng bá trên không gian số, tiếp cận được nhiều du khách trong và ngoài nước. Hầu hết các đơn vị kinh doanh dịch vụ đều tham gia ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quảng bá du lịch, trao đổi thông tin với cơ quan quản lý nhà nước, quảng bá và bán hàng hóa, sản phẩm thông qua các trang như: Tripadvisor, Booking, Agoda, Zalo, Facebook, YouTube, TikTok... góp phần quảng bá tiềm năng đến gần hơn với khách du lịch trong và ngoài nước.

UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Đề án ứng dụng CNTT trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2021-2025. Ngành du lịch đã hỗ trợ cho cơ sở kinh doanh ứng dụng CNTT trong xúc tiến, quảng bá hoạt động, sản phẩm thông qua ứng dụng, Fanpage, cổng thông tin… Cổng thông tin du lịch của tỉnh thường xuyên cập nhật quảng bá hình ảnh, giá dịch vụ, các gói khuyến mãi, các thông tin về cơ sở lưu trú, ẩm thực, điểm tham quan, mua sắm, lữ hành,… phục vụ nhu cầu tra cứu của du khách.

Hiện nay, Cổng thông tin Du lịch Vĩnh Long đạt trên 4.250.000 lượt truy cập. Trang Facebook Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Vĩnh Long thường xuyên đăng tải các thông tin, hình ảnh về hoạt động du lịch Vĩnh Long, cũng như các hoạt động của cơ sở kinh doanh du lịch, quảng bá đến du khách gần xa.

Tỉnh Vĩnh Long có nhiều hướng đi phù hợp để phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về sản phẩm OCOP, làng nghề theo hướng tích hợp đa giá trị, toàn diện và phát triển bền vững.

“Đây là hình thức quảng bá miễn phí nhưng khá hiệu quả, giới thiệu được những sản phẩm đặc trưng của cơ sở, những hình ảnh đẹp của địa phương”, ông Phan Văn Giàu, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Long thông tin. Huyện Long Hồ, một trong những địa phương có nhiều địa điểm cũng như cơ sở làm du lịch sinh thái, tập trung tại các xã cù lao An Bình, Hòa Ninh, Bình Hòa Phước và Đồng Phú. Ông Nguyễn Trung Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Hồ cho biết, huyện Long Hồ phát triển trên 25 cơ sở lưu trú du lịch (Homestay) có 2 cơ sở đạt tiêu chuẩn ASEAN Homestay, 6 khách sạn đạt chuẩn 1 sao và 5 nhà nghỉ đạt chuẩn theo quy định, 5 cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch (không có lưu trú) và trên 20 điểm tham quan vườn trái cây, cây giống.

Các điểm du lịch đẩy mạnh đầu tư nâng cấp diện tích hoạt động, cung cấp các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch mới, hấp dẫn, phong cách phục vụ tận tình chu đáo, cung cấp các món ăn đa dạng, hợp khẩu vị đã thu hút du khách quay trở lại nhiều lần hơn.

Du lịch sinh thái kết hợp tham quan làng nghề, cơ sở sản xuất bánh kẹo, thu hút du khách gần xa.

Địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ quảng bá, xúc tiến các điểm tham quan du lịch để du khách trong và ngoài nước biết đến. Tổ chức cho các cơ sở tham dự các hội chợ triển lãm về du lịch, các Festival, ngày hội văn hóa ở các tỉnh, thành trong nước và khu vực để quảng bá xúc tiến du lịch của huyện Long Hồ. Tổ chức ký kết thỏa ước với các công ty, doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đầu tư nâng cấp mở rộng các điểm du lịch huyện, liên thông, liên kết đưa khách đến tham quan.

“Năm 2023, lượng khách du lịch đến tham quan tại các điểm du lịch sinh thái tăng mạnh, đạt khoảng 220.300 lượt khách (tăng hơn 36% so cùng kỳ năm 2022), phấn khởi là khách quốc tế đã quay trở lại, ước khoảng 18.560 lượt”, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Hồ thông tin. 

Nâng tầm du lịch nông nghiệp, nông thôn

Vĩnh Long đã khai thác tiềm năng lợi thế sinh thái sông nước nên du lịch đường sông khá phát triển. Các sản phẩm du lịch ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng. Vĩnh Long còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử - văn hóa, giá trị nghệ thuật đặc trưng Nam bộ như: hát bội, đờn ca tài tử… và được xem là “cái nôi” của du lịch homestay, được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao.

Các Homestay được đầu tư bài bản vừa phục vụ khách lưu trú vừa kết hợp cho khách tham quan vườn cây ăn trái, vườn cây cảnh.

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều hướng đi phù hợp phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về sản phẩm OCOP, làng nghề theo hướng tích hợp đa giá trị, toàn diện và phát triển bền vững. Đến cuối năm 2022, tỉnh Vĩnh Long đánh giá xếp hạng thêm 41 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 5 sao. Lũy kế đến nay, tỉnh Vĩnh Long có 107 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao đến 4 sao.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã phối hợp các đơn vị hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp và các chủ thể có sản phẩm đã được chứng nhận OCOP tham gia sàn giao dịch điện tử. Tổ chức các đoàn tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm và các sự kiện. Tháng 8 vừa qua, tỉnh Vĩnh Long khai trương điểm trưng bày và bán hàng hóa, sản phẩm của các doanh nghiệp, địa phương được công nhận OCOP tại Bến cảng hành khách (Phường 9, TP Vĩnh Long) và các điểm du lịch, khu lưu niệm. Các xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 cũng tận dụng kênh thông tin, mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực. 

Hát bội - sản phẩm độc đáo của du lịch Vĩnh Long. Ảnh Minh Triết.

Để nâng cao chất lượng các sản phẩm và tour, tuyến du lịch, tỉnh Vĩnh Long vừa tổ chức Hội thảo khoa học về “Thực trạng sản phẩm và tour, tuyến du lịch của Vĩnh Long trong thời gian qua, những định hướng cần tập trung đến năm 2025”.

Theo Giám đốc Sở VH-TT-DL, trong thời gian Vĩnh Long tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù đã được xác định. Về du lịch cộng đồng,  nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch homestay hướng đến thương hiệu Đệ nhất homestay Vĩnh Long. Về du lịch nông nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ các điểm vườn, đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Bảo tàng nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hình thành điểm đến hấp dẫn. Về du lịch làng nghề, bên cạnh các làng nghề đang phục vụ du khách, đưa thêm các làng nghề tiềm năng vào khai thác du lịch, đặc biệt đẩy nhanh tiến độ quy hoạch làng nghề gạch gốm Mang Thít và kêu gọi đầu tư xây dựng các điểm đến phục vụ khách và tập trung xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp cộng đồng.

“Tập trung triển khai các đề án mang tính đặc thù của Vĩnh Long như đề án Di sản đương đại Mang Thít, đề án xây dựng Bảo tàng nông nghiệp ĐBSCL. Với những việc làm cụ thể như vậy, Vĩnh Long nhận được tín hiệu đáng mừng, du lịch Vĩnh Long đang phục hồi. Với đà tăng trưởng này, tôi tin tưởng du lịch Vĩnh Long sẽ có bước phát triển mới”, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Long thông tin.

Văn Vĩnh

Theo báo cáo của Vụ Vận tải (Bộ GTVT), trong 11 tháng, hàng không tăng trưởng ấn tượng nhất trong 5 phương thức vận tải so với cùng kỳ năm 2023 nhưng sản lượng vận chuyển hành khách lại giảm.

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, mới đây Công an thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa đã triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức bán thuốc chữa bệnh do Nguyễn Văn Anh, SN 1997 ở phường Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn cầm đầu…

Ngày 13/12, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã thi hành Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 bị can: Nguyễn Thị Thu Trinh (SN 1986; quê Bình Định) và Ngô Việt Thanh (SN 1987, ngụ TP Hồ Chí Minh) về hành vi “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước”

Do Công ty TNHH Tây Đô không tự nguyện thi hành án, UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo cơ quan chức năng lập phương án cưỡng chế, bàn giao tài sản cho đơn vị trúng đấu giá, đảm bảo theo quy định của pháp luật. Kinh phí thực hiện cưỡng chế dự tính là 1,7 tỷ đồng, phần kinh phí này Công ty TNHH Tây Đô phải chịu trách nhiệm chi trả.

Theo con số của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh trên toàn quốc khoảng 67.110 tấn/ngày. Nếu chỉ lấy con số khiêm tốn là 50 USD cho chi phí để thu gom, vận chuyển và xử lý 1 tấn CTRSH thì 1 ngày trung bình cả nước chi khoảng 3,35 triệu USD (tương đương khoảng 1.222,75 triệu USD/năm).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文