Nông dân Quảng Bình hưởng lợi từ phong trào xây dựng nông thôn mới

17:29 17/06/2025

Thời gian qua, công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Bình quan tâm sâu sát. Trong đó, hệ thống văn bản được ban hành đầy đủ là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các địa phương thuận lợi hơn trong tổ chức thực hiện. Việc phối hợp triển khai giữa cơ quan chủ trì chương trình với các sở, ngành, địa phương ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021–2025, bộ mặt nông thôn Quảng Bình đã có những chuyển biến sâu sắc, toàn diện và rõ nét. Không chỉ là sự khởi sắc về hạ tầng, thu nhập, hay tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, mà còn là sự thay đổi từ tư duy, cách làm đến mô hình tổ chức, thể hiện quyết tâm phát triển bền vững từ mỗi làng quê.

ntm4.jpg -0
Đường làng, ngõ xóm ở Quảng Bình được xây dựng mới cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới.

Sau nhiều năm “bắt tay” vào xây dựng nông thôn mới, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng thành phố Đồng Hới và thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình đã vững vàng về đích. Hai địa phương này cũng là những địa phương đầu tiên của tỉnh Quảng Bình vinh dự được đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận về đích nông thôn mới.

Tỉnh Quảng Bình cũng là một trong những địa phương đi đầu thực hiện việc chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh. Địa phương đã mua sắm trang thiết bị (lắp đặt hệ thống wifi công cộng) và xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng xã thông minh; tạo lập dữ liệu số.

Phong trào văn hoá, thể dục thể thao ở Quảng Bình được đẩy mạnh gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, Quảng Bình áp dụng khoa học vào thực tiễn các hạng mục công trình để xây dựng nông thôn mới cụ thể ở từng địa phương như: Cơ sở sản xuất chả các xã Hải Phú; cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống Ngọc Biển, xã Thanh Trạch; cơ sở kinh doanh và chế biến thủy sản xã Thanh Trạch và cơ sở kinh doanh và chế biến thủy sản xã Cảnh Dương...

Quảng Bình cũng gắn việc xây dựng nông thôn mới với chương trình phát triển du lịch của tỉnh. Trong thời gian qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Bình đã phối hợp triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp để hoàn thành các mục tiêu đến cuối năm 2025 tại Kế hoạch số 667/KH-UBND ngày 13/4/2023 của UBND tỉnh.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Bình thăm hỏi, tặng quà, động viên người dân trên địa bàn.

Đến hết năm 2024, đã triển khai được tất cả các công việc của kế hoạch, cụ thể: Làng Du lịch Tân Hóa đã được Tổ chức Du lịch thế giới công nhận là làng Du lịch tốt nhất tại kỳ bầu chọn năm 2023; Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về các sản phẩm, điểm du lịch nông thôn và cập nhật bản đồ số du lịch Quảng Bình đã triển khai và dự kiến hoàn thành năm 2025. Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, phát triển mô hình làng văn hóa du lịch tại xã Cảnh Dương và Mai Thủy; phát triển mô hình du lịch thích ứng thời tiết, hình thành Làng du lịch nông thôn tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa...

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Quảng Bình cho biết: “Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Quảng Bình không chỉ là cuộc vận động lớn về phát triển kinh tế – xã hội, mà còn là quá trình chuyển đổi toàn diện từ nhận thức đến hành động của cả hệ thống chính trị và người dân. Những kết quả đạt được hôm nay là sự kết tinh của quyết tâm chính trị, sự sáng tạo trong tổ chức thực hiện và đặc biệt là tinh thần đồng lòng, chủ động vươn lên của người dân nông thôn”.

Tính đến giữa năm 2025, Quảng Bình đã có 97/122 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 79,5%), 17 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Mức bình quân mỗi xã đạt 17,9 tiêu chí – cao hơn trung bình khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước. Đồng thời, hai đơn vị cấp huyện là TP. Đồng Hới và TX. Ba Đồn đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Từ phong trào xây dựng nông thôn mới, nhiều thiết chế văn hoá ở Quảng Bình được giữ gìn, bảo tồn, phát triển.

Thu nhập bình quân người dân nông thôn đạt 46,6 triệu đồng/năm – tăng gấp 4,6 lần so với giai đoạn đầu triển khai. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 3,75%. Hạ tầng thiết yếu được đầu tư đồng bộ: 92,6% xã đạt tiêu chí giao thông, gần 98,4% đạt tiêu chí thủy lợi và phòng chống thiên tai, và gần 97% xã đạt tiêu chí về điện.

Các thiết chế văn hóa, thể thao, trường học, chợ nông thôn… được quan tâm đầu tư, góp phần cải thiện đời sống tinh thần và điều kiện sinh hoạt của người dân. Đáng chú ý, 96,7% xã đạt tiêu chí Giáo dục & Đào tạo, 94,3% đạt tiêu chí Y tế. Trạm y tế xã được chuẩn hóa, đảm bảo dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới lan tỏa rộng rãi với 116 xã đạt tiêu chí Văn hóa, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống qua các lễ hội đặc sắc như Hò khoan Lệ Thủy, đua thuyền Kiến Giang hay lễ cầu ngư vùng biển Đồng Hới.

Tại xã Quảng Tân, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, theo thống kê từ năm 2010 đến nay, thu nhập bình quân chỉ đạt khoảng 20,5 triệu đồng một người một năm. Đến nay, khi mở rộng mô hình sản xuất nón lá và đa dạng ngành nghề, thu nhập người dân đã tăng khoảng 54 triệu đồng một người một năm. Đây là điểm then chốt cùng với việc nâng cao cơ sở hạ tầng giúp xã Quảng Tân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Nông thôn mới ở Quảng Bình tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ các sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn... góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững.

Nhật Hạ - Hải Yến

Những ngày qua, không khí làm việc tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh (QLXNC) Công an TP Hồ Chí Minh khá tất bật. Trung bình mỗi ngày phòng tiếp nhận khoảng 400 hồ sơ cấp định danh mức độ 2 cho người nước ngoài sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn thành phố.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (13/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đã có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa nhiều nơi trên 50mm như: trạm Lạc Lương (Phú Thọ) 98,4mm; trạm Yên Thắng (Thanh Hóa) 69,2mm; trạm Lâm Thượng (Lào Cai) 61,4mm; trạm Trương Lương (Cao Bằng) 60,4mm; trạm Kỳ Lâm (Tuyên Quang) 57,8mm…

Vào 18h2' ngày 12/7, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) ở Paris, Pháp, Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Văn hóa Thế giới.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP Huế đã huy động lực lượng, phương tiện đến cầu Dã Viên để tìm kiếm tung tích người nhảy cầu. Đến khoảng hơn 17h chiều cùng ngày, lực lượng CNCH đã vớt được thi thể người đàn ông nhảy cầu.

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.