Phá sản công ty thủy sản nổi tiếng một thời ở Tây Nam Bộ

15:53 13/06/2023

Tính đến ngày Toà án nhân dân (TAND) tỉnh Sóc Trăng tuyên bố phá sản, Công ty Phương Nam (Quốc lộ 1, Phường 7, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) có 321 chủ nợ với tổng số nợ là hơn 3.600 tỷ đồng, hơn 36 triệu USD (gồm nợ gốc và lãi); trong đó số nợ phải trả chế độ cho người lao động trên 25 tỷ đồng.

Ngày 13/6, TAND tỉnh Sóc Trăng cho biết, đã ra quyết định tuyên bố phá sản Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam (gọi tắt là Công ty Phương Nam).

Trước đó, tháng 5/2023, TAND tỉnh Sóc Trăng tiến hành hội nghị chủ nợ Công ty Phương Nam công khai, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan và đảm bảo trình tự, thủ tục phá sản theo quy định pháp luật.

Đại diện Công ty Phương Nam, các chủ nợ đã thống nhất đề nghị tuyên bố phá sản theo quy định pháp luật. Xét thấy Công ty Phương Nam lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, không có phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và Nghị quyết của hội nghị chủ nợ thống nhất đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp, do đó TAND tỉnh Sóc Trăng đã ra quyết định tuyên bố phá sản Công ty Phương Nam.

Trụ sở Công ty Phương Nam ở Phường 7, TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng). 

Toà tuyên bố chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp; chấm dứt thực hiện nghĩa vụ tính lãi đối với doanh nghiệp; thanh lý tài sản và bán đấu giá tài sản còn lại của doanh nghiệp; phương án phân chia giá trị tài sản trước và sau khi tuyên bố phá sản của doanh nghiệp theo thứ tự phân chia tài sản quy định tại Điều 54 của Luật Phá sản; giải quyết một số vấn đề liên quan phù hợp quy định. Bên cạnh đó, một số vấn đề liên quan khác đã được Tòa án giải quyết phù hợp quy định, đảm bảo quyền lợi các bên, cũng như đảm bảo tiến độ giải quyết vụ việc. Quyết định tuyên bố phá sản Công ty Phương Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định và được triển khai thi hành tại cơ quan Thi hành án phù hợp quy định.

Công ty Phương Nam trở thành công ty cổ phần vào năm 2000 với vốn điều lệ 295 tỷ đồng. Ông Lâm Ngọc Khuân giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT với tỉ lệ góp vốn 35,26%; 3 cổ đông còn lại là bà Trần Thị Mỹ (vợ ông Khuân góp 20,5%), Lâm Ngọc Hân (con gái ông Khuân, góp 20,24%) và cháu trai Huỳnh Phúc Quế (đứng tên 24% cổ phần nhưng thực tế không góp vốn). Lâm Minh Mẫn làm kế toán trưởng…

Công ty Phương Nam từng lẫy lừng trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu của vùng Tây Nam Bộ. 

Thời gian đầu, do có ít doanh nghiệp cạnh tranh nên tên tuổi cũng như quy mô của Phương Nam nổi như cồn. Từ năm 2008 đến tháng 9/2012, Công ty Phương Nam được nhiều ngân hàng cho vay vốn kinh doanh thủy sản. Tuy nhiên, ông Khuân đã sử dụng vốn sai mục đích vào các việc như: dùng để trả nợ; kinh doanh bất động sản; liên doanh - liên kết đầu tư với công ty KM Phương Nam do chính ông Khuân làm Chủ tịch Hội đồng thành viên và chiếm hưởng trên 52 tỷ đồng.

Do kinh doanh thua lỗ 5 năm liên tục dẫn đến mất khả năng thanh toán, ông Khuân chỉ đạo con gái và thuộc cấp lập hồ sơ khống để tiếp tục vay tiền. Cuối năm 2013, ông Khuân trốn ra nước ngoài, bỏ lại khoản nợ 1.600 tỷ đồng. Sau đó một số “đại gia”, các ngân hàng tham gia giải cứu Công ty Phương Nam bằng cách tái cơ cấu vào giữa năm 2013. Công ty Phương Nam hoạt động trở lại dù cơ quan chức năng xác định công ty này không có tài sản bảo đảm để hoàn trả vốn vay cho 5 ngân hàng với số tiền 638 tỷ đồng. Vì số tiền này cha con ông Khuân đã chiếm đoạt rồi bỏ trốn.

Nguyên kế toán trưởng Lâm Minh Mẫn và Giám đốc Trịnh Hồng Phượng sau đó lĩnh từ 16 đến 18 năm tù vì tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Năm chi nhánh ngân hàng tại Hậu Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng bị Công ty Phương Nam nợ, khiến 25 người nguyên cán bộ ngân hàng vướng lao lý vì tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Tính đến ngày Toà tuyên bố phá sản, Công ty Phương Nam có 321 chủ nợ với tổng số nợ là hơn 3.600 tỷ đồng và hơn 36 triệu USD (bao gồm nợ gốc, lãi); trong đó, số nợ phải trả chế độ cho người lao động là trên 25 tỷ đồng.

Văn Đức

Chiều 18/12, Báo Nhân dân đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”. Với việc quét mã QR được tích hợp trên từng bức tranh và sơ đồ trận đánh, người xem sẽ được trải nghiệm thêm thông tin, hình ảnh trực quan về các trận chiến nổi tiếng cùng dấu ấn của những vị tướng tài danh trong lịch sử dân tộc.

Ngày 18/12, Đoàn công tác của Bộ Công an do Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá các mặt công tác Công an và kết quả thực hiện chỉ tiêu công tác năm 2024 của Công an tỉnh Ninh Bình. 

Sáng 18/12, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị trực tuyến thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 và chủ động khai thác, sử dụng bộ chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp của Tổ thường trực cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị.

Ngày 18/12, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh khám xét chỗ ở, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Tiến Thành (SN 1985, trú thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Ngày 18/12, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, từ nay đến Tết, Bộ sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải theo quy định, đặc biệt là dịp lễ, Tết… để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Khi đến Km 74 +600 QL49A đoạn qua đèo A Co thuộc xã Phú Vinh, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), xe đầu kéo do tài xế Hảo điều khiển bất ngờ gặp tai nạn lao xuống vực đèo cách mặt đường khoảng 30m. Vụ tai nạn khiến tài xế Hảo tử vong, xe ô tô đầu kéo hư hỏng nặng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文